
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng:"Súng, vi trùng và thép" là một cuốn sách có vai trò khai phá
"Súng, vi trùng và thép: Định mệnh của các xã hội loài người" là cuốn sách nổi tiếng nhất của Jared Diamond, được xuất bản lần đầu vào năm 1997. Đến nay, sách đã bán được hàng triệu bản trên thế giới với vô vàn lời ca ngợi từ bạn đọc và các nhà nghiên cứu, là nguồn cảm hứng để tác giả Yuval Harari viết nên tác phẩm nổi tiếng "Sapiens: Lược sử loài người".

Độc đáo kiến trúc Đà Lạt
Dù chịu ảnh hưởng nhiều phong cách khác nhau, nhưng hầu hết các công trình nổi tiếng của Đà Lạt đều hoà hợp với thiên nhiên, tạo nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Trải qua 128 năm hình thành phát triển ( kể từ ngày 21/6/1893 khi Yersin "tìm ra" Đà Lạt), thành phố này đang lưu giữ, bảo tồn và làm giàu thêm giá trị kiến trúc Đà Lạt.

LỄ NHÔ RƠHE CỦA NGƯỜI KƠ HO
Người Kơ Ho ở Lâm Đồng có tín ngưỡng là thờ đa thần. Tổ tiên người Kơ Ho gắn chặt với nông nghiệp mà cây lúa là sự hiện hữu bao đời nay; bởi vậy hệ thống các lễ hội nông nghiệp thường gắn với các gia đoạn sản xuất cây lúa như: Lễ uống sạ lúa (Nhô sih sre), Lễ uống mừng lúa trổ bông (Nhô wèr), Lễ uống giê lúa (Nhô tơpor kòi)…Quan trọng nhất là Lễ mang lúa về kho (Nhô rơhe)…

Người giữ hồn chiêng
Nếu thần linh đã giao cho ai đó một nhiệm vụ nào trong cuộc đời này thì nó sẽ bất chợt đến một cách ngẫu nhiên. Đó là điều mà ông Mơ Bon Ha Phăng, người Cil ở thôn 2, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nói về duyên nợ làm công việc chỉnh chiêng của mình.

HOSTEL TẠI ĐÀ LẠT LOẠI HÌNH LƯU TRÚ ĐỘC ĐÁO
Đà Lạt là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú giá rẻ - hostel. có thê nói, Đà Lạt chính là thiên đường hostel tại Việt Xam, là nơi tập trung sô lượng hostel nhiều nhất trong cả nước với sự đa dạng về quy mỏ, cơ sở vật chất...

Lâm Đồng phát triển du lịch nông nghiệp
Lâm Đồng là một địa phương có thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Mặc dù du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng là một thị trường du lịch thứ phát từ môi trường sản xuất nông nghiệp nhưng lại có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoa Đà Lạt tăng tốc xuất ngoại
Mỗi năm có khoảng 300 triệu cành hoa, chiếm hơn 10% tổng sản lượng hoa của Đà Lạt, đã được Xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, úc, Trung Quốc...

10 'bí kíp' lên Đà Lạt chụp ảnh
Đà Lạt, thành phố ngàn hoa với thông reo, những ngôi biệt thự kiến trúc cổ điển và suối, hồ lãng mạn luôn là đích ngắm của các tay máy đi săn ảnh mỗi cuối tuần.

Mê đắm tiếng chiêng sơn nữ
Vượt khỏi quan niệm xưa cũ “chiêng cha, ché mẹ”, nhiều sơn nữ Tây Nguyên đang say sưa luyện chiêng để lan truyền sự huyền diệu của thanh âm, truyền đam mê đến cộng đồng nhằm giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể đang dần mai một.

Khai hội hoa anh đào Đà Lạt
Ngày 27.1, ngày hội hoa anh đào Tuyền Lâm - Đà Lạt (Lâm Đồng) lần thứ nhất năm 2018 chính thức khai mạc tại Khu nghỉ dưỡng SAM Tuyền Lâm (Khu du lịch hồ Tuyền Lâm).

Đào Nhật Tân khoe sắc trên cao nguyên Lâm Đồng
Lâm Hà - cái tên gợi nhớ đến Hà Nội và Lâm Đồng, đây chính là vùng đất người Hà Nội đã di cư vào từ những năm 1954. Nhờ có khí hậu tương đối mát mẻ nên loài đào Nhật Tân đã được di thực đến và gây trồng. Những ngày cuối năm, hoa đào chúm chím nở, khoe sắc hồng rạng rỡ tạo nên một không khí Tết xứ Bắc nơi cao nguyên.

Đúc nhẫn tình duyên
Để làm nên những chiếc nhẫn bạc thiêng liêng, tượng trưng cho tình duyên, là một phần tinh thần dân tộc mẫu hệ Churu, người nghệ nhân dùng những phân trâu, bùn non, sáp ong và nhiều vật liệu tự nhiên khác…

Đà Lạt thêm 6 con đường mang tên hoa
Cơ quan chức năng đang tiến hành gắn bảng tên đường cho các tuyến phố mới trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trong đó có 6 con đường được mang tên các loài hoa như hoa Hồng, Tường vi, Phượng tím, Đỗ quyên, Hoàng anh và Cẩm tú cầu.

Ðà Lạt, những món tôi nhớ
Tôi đến Đà Lạt vào một ngày tháng 12. Một chuyến du lịch đúng nghĩa nên dĩ nhiên sẽ bao gồm chỉ toàn chơi và ăn. Đà Lạt có nhiều thứ kỳ thú, đáng để nhớ. Trong đó, ẩm thực là một chỉ dấu.

Hoa Đà Lạt Kết tinh kỳ diệu từ đất lành
Đó là chủ đề của Festival hoa Đà Lạt lần thứ VII - năm 2017 diễn ra từ ngày 23 - 27/12/2017 tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng với nhiều chương trình hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Phiêu mưa xứ B’Lao
Họ là những nhạc sĩ nổi tiếng, gặp nhau ở xứ B’Lao, lãnh nhận trách nhiệm đánh thức vùng đất này bằng âm nhạc.

Vào rừng... ăn mối
Nếu như mọi năm, ở thời điểm này, mùa đi bắt mối về làm thực phẩm của người K’Ho đã vãn. Năm nay, mùa ấy đến muộn, chỉ vì cái nắng ấm chưa chịu ghé thăm những cánh rừng Tây Nguyên.

Đi Đà Lạt, ở nhà lồng chim
Giữa núi rừng hoang sơ của Đà Lạt, được một lần thử sống trên ngọn cây, bạn sẽ có cảm giác rất lạ lẫm, thú vị như đang được đóng một bộ phim phiêu lưu.Trong gian “nhà lồng chim” giữa cánh rừng thông nguyên sinh êm ả gió lùa, nửa đêm nhìn sương mù bao phủ khắp nơi trong ánh trăng, rạng sáng thức dậy nghe tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau chen lẫn tiếng thông reo là trải nghiệm ai cũng nên thử một lần khi lên xứ ngàn hoa.

Ðịa chỉ cộng hưởng văn hóa và nghệ thuật
Ðó là Thư viện (TV) tỉnh Lâm Ðồng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen về thành tích tổ chức và hoạt động xuất sắc năm 2016. Ðịa chỉ này ngày càng được công chúng biết đến bởi không chỉ số lượt bạn đọc tra cứu tài liệu và đọc sách, báo, tạp chí kể cả bạn đọc vùng sâu, mà còn là “sân khấu” đặc biệt để giới văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh công bố tác phẩm, giao lưu nghệ

Bút ký: Ấn tượng dã quỳ
Ở cao nguyên miền Trung, tín hiệu từ đất trời để thiên hạ biết dứt mùa mưa là khi thấy cây quỳ dại trổ bông. Đây là lúc tôi đi lang thang... Rồi một mùa, tôi nhận ra thời khắc này là bản trường thi của thiên nhiên.

CÙ LẦN NGÔI LÀNG ĐẸP NHƯ CỔ TÍCH
Ẩn mình dưới chân đỉnh LangBiang, Cù Lần nằm giữa rừng thông bạt ngàn, với những ngôi nhà gỗ tĩnh lặng và những lối đi tràn ngập sắc hoa, hai bên là đồi thông thơ mộng cùng dòng suối róc rách chảy.

Thư viện tỉnh Lâm Đồng góp phần nâng cao văn hóa và dân trí
Đưa sách về cơ sở để góp phần nâng cao văn hóa và dân trí là động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội. Thư viện tỉnh Lâm Đồng là một trong những đơn vị đóng góp tích cực cho sự phát triển đó.

Chờ bóng tàu dưới lớp sương xưa
Có làm đường xe lửa trên Tây Nguyên được không? Trước hết xin chỉ ra rõ rằng, chỉ có khi đứng từ miền duyên hải nhìn lên ta mới cho vùng đất xa về phía tây là vùng núi cao.
Thực ra, trong lòng nội tại địa hình Tây Nguyên ngày nay là như một dải đồng bằng (dĩ nhiên mang đặc trưng riêng, so với những kiểu đồng bằng hạ lưu các con sông châu thổ) hoặc thảo nguyên, với độ liên kết khá thoáng và chặt kể từ địa bàn Kon Tum trải sang đến địa bàn Đắk Nông, không nhiều chia cắt và không nhiều núi cao len lỏi, không có đèo - vực hiểm trở liên tục như dưới duyên hải miền Trung. Từ duyên hải lên cao nguyên lại là góc nhìn và vấn đề khác. Và bằng chứng, vào giai đoạn lịch sử hạn chế nhất về khoa học kỹ thuật, trình độ nhân lực và tài chính, vẫn ra đời đường hoàng một con đường xe lửa và thậm chí là độc đáo trên Tây Nguyên.

Địa điểm “gây thương nhớ”
Nơi thành phố mù sương, có biết bao thứ níu kéo du khách. Thế nhưng có một địa điểm mà hầu hết những người đến với Đà Lạt không thể không ghé thăm, đó là những vườn dâu tây trĩu mọng.

Crazy House DaLat – Top 15 thế giới
Lonely Planet - Nhà xuất bản Du lịch lớn nhất thế giới, vừa công bố danh sách 15 Kỳ quan ngoạn mục nhất thế giới, mà phải tận mắt chứng kiến người ta mới tin là có thật. Ở Việt Nam, Biệt thự Hằng Nga (tên gọi khác Crazy House Dalat) nằm ở vị trí 11.

Đà Lạt nở rộ dịch vụ homestay
Chỉ trong hai năm gần đây, trên địa bàn TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), xuất hiện hơn 250 cơ sở homestay, góp phần làm đa dạng dịch vụ lưu trú cho thành phố du lịch. Tuy nhiên đang có những bất cập trong quản lý loại hình dịch vụ này.

Pizza Đà Lạt
Thực ra, tên gọi ban đầu của món ăn vặt đậm vị cao nguyên này là bánh tráng (đa) nướng hành. Bởi nó được làm từ bánh tráng cộng với hành (lá) tươi phi mỡ và nướng trên bếp than hoa.

Thảo nguyên cỏ hồng Đà Lạt
Sáng 2.9 tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng, giới thiệu một nét độc đáo của thành phố mộng mơ.

Lạc lối giữa hoa và rau Đà Lạt
Ai đến Đà Lạt cũng bởi vì mê hoa, và tất nhiên tìm ở chỗ có nhiều hoa mà nhìn ngắm. Một địa điểm luôn được các bạn trẻ check in chính là Làng hoa Vạn Thạnh.

Đà Lạt có 5 tour đi bộ mới
Lâm Đồng vừa giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước sản phẩm du lịch mới là 5 tour đi bộ ở các điểm tham quan nổi tiếng thuộc thành phố hoa Đà Lạt.

Vẻ đẹp Đà Lạt trong những ly cà phê
Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, cà phê Đà Lạt đã trở thành “đặc sản văn hóa” của phố núi. Bề dày lịch sử, không gian độc đáo cùng thói quen kinh doanh, thưởng thức tao nhã đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của cà phê Đà Lạt.

Báu vật văn hóa Tây Nguyên ngày một vơi dần...
Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trống da voi, bộ ngà voi, cang tai, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc... có từ hàng trăm năm, gắn với những câu chuyện ly kỳ khác nhau - những hiện vật quý giá của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đã và đang dần mai một theo thời gian...

Chinh phục đỉnh Bidoup
Núi Bidoup thuộc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương) được coi như nóc nhà của tỉnh Lâm Đồng với độ cao 2.287m, là điểm đến được những người mê trekking (du lịch mạo hiểm) lựa chọn.

Ấn tượng “làng Chùa” ở Lâm Đồng
Nhiều người gọi tên khu vực thôn Phú An (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là làng Chùa, bởi nơi đây trước kia là vùng đồi hoang sơ, yên bình và có nhiều ngôi chùa , tịnh thất, niệm Phật đường…

Du lịch khám phá vườn rau công nghệ cao
Vốn quen thuộc các điểm đến nổi tiếng, nhiều du khách đã tìm đến các vườn rau công nghệ cao của phố núi Đà Lạt (Lâm Đồng) để xem công nghệ sản xuất rau hiện đại và thử tại chỗ loại rau “sạch không cần rửa”!

Nơi núi rừng đang khởi dậy...
Người ta lên Đà Lạt để làm gì, cần gì ở trên đó? Chơi hả, có gì để chơi? Ngắm hả, có gì để ngắm? Đúng ra có vài ba chỗ, chưa đi thì là lạ, đi lại chả thấy gì ngồ ngộ.

Cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở Đà Lạt
Sau nhiều năm rong ruổi khắp nơi để sưu tầm cổ vật, hiện vật và hình ảnh về Tây Nguyên, ông Vũ bất ngờ phát hiện những tấm hình về cuộc thi sắc đẹp dành cho các sơn nữ diễn ra tại Đà Lạt đầu thập niên 1930.

Tín vật tình yêu của người Cơ Ho
Đêm đại ngàn mênh mang. Trăng và mây mải mê chơi trò cúp bắt. Lửa cháy rạo rực, rượu cần tràn môi, chếnh choáng, xênh xang. Nhịp chiêng giục giã vòng xoang mở rộng thêm, quay nhanh. Bất ngờ một đôi trai gái bị đẩy ra giữa vòng xoang. Giữa tiếng hò reo, khích lệ, cô gái cầm chuỗi cườm đeo vào cổ chàng trai.

Nối kết du lịch biển, rừng và hoa
Vùng duyên hải nam Trung bộ và Tây nguyên với vị trí địa lý và khí hậu tho nhưỡng khác biệt và những nét văn hóa đặc trưng là tiềm năng để kết nối tạo ra những sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn.

Những “nghệ nhân nhí” cồng chiêng giữa đại ngàn Di Linh
Từ nhiều năm qua, điệu cồng chiêng được âm thầm truyền dạy cho các em học sinh trường Dân tộc nội trú huyện Di Linh (Lâm Đồng). Với sự giúp sức của những nghệ nhân lão luyện, nhịp cồng chiêng cứ thế được gìn giữ và nối dài mãi ở vùng đất cao nguyên Di Linh này.

Khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt: Nên hay không?
Tuyến đường sắt răng cưa nối Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng)là công trình độc đáo. Tiếc thay tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, chi còn tồn tại một đoạn ngắn 6,7km, nhưng mỗi năm ngành đường sắt phải bù lỗ bình quân gần 1 tỷ đồng. Việc đầu tư khôi phục tuyến đường sắt răng cưa này đang nhận được ý kiến nhiều chiều.

Nét độc đáo trong hôn nhân của người K'ho
Trong hôn nhân, người K’ho Chil, Lạch thể hiện rất rõ nét văn hóa của chế độ mẫu hệ. Trai gái được tự do tìm hiểu nhau. Sau hôn lễ người con trai thường phải về nhà vợ nhưng nếu nhà trai hiếm muộn thì cô dâu vẫn có thể cư trú bên nhà chồng.

Choé trong đời sống văn hoá của đồng bào Tây Nguyên
Tây nguyên là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc anh em, có rất nhiều nét văn hóa gần gũi và tương đồng với nhau, trong đó có tập quán sử dụng chóe - một loại vật dụng bằng gốm đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ.

Nghề đan lát truyền thống của người Mạ
Với sự cần cù khéo léo, người Mạ đã “thổi hồn” vào mây, tre, nứa, tạo ra những sản phẩm giản dị nhưng đầy tiện lợi, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc mình với những kiểu dáng và hoa văn trang trí trên nó.

Độc đáo lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ
Khi mùa mưa chớm đến, mạ non bắt đầu lún phún, đám rau đâm chồi mơn mởn, những đọt măng rừng thấp thoáng nhú lên. Và khi nước về đầy lòng con suối, muông thú về với đại ngàn cây lá, đó cũng là thời điểm người Mạ làm lễ “Tạ ơn thần rừng” (Ndăn să Yàng Brê) để “xin rau” (Ndăn biơêp/ Đăn viếp).

Hoa văn trên thổ cẩm Mạ
Chỉ với một bộ khung dệt tự chế 12 thanh làm từ gỗ và lồ ô rất đơn sơ, gọn nhẹ nhưng người Mạ đã tạo nên những tấm thổ cẩm với những đường nét, họa tiết hoa văn rất sinh động.

Một số kiêng cữ của người K'Ho
Cũng giống như các tộc người bản địa khác ở Tây Nguyên, người Cơho theo tín ngưỡng đa thần, với quan niệm “vạn vật hữu linh” - mọi vật xung quanh đều có linh hồn và có thần (Yàng) ngự trị, cai quản; vì vậy họ rất tôn thờ các thế lực siêu nhiên và có những kiêng cữ rất nghiêm ngặt.

Nợ cưới của người Chil
Ngày xưa con gái người Chil (một nhánh của dân tộc K’ho) cưới chồng phải chi tốn khá nhiều tiền cho việc ăn uống, sính lễ vì phải trải qua nhiều lễ nghi từ lúc dạm ngõ đến lễ cưới.

Lễ lên nhà mới của người Mạ
Trong đời sống tâm linh, người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến “Lễ lên nhà mới” hay còn gọi là lễ cúng thần nhà (Yàng-hiu) - một trong những nghi lễ độc đáo và quan trọng của người Mạ.

Sa Pa, Đà Lạt lọt top 10 điểm đến mới nổi châu Á 2017
• Việt Nam lọt top 10 điểm đến giá rẻ năm 2017.
Trang tư vấn du lịch nổi tiếng TripAdvisor đã bình chọn hai danh thắng nổi tiếng của Việt Nam là Đà Lạt và Sa Pa vừa vào top 10 điểm đến châu Á mới nổi năm 2017. Trong khi đó, Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn Việt Nam là một trong 30 điểm đến có giá cả phải chăng nhất trong năm 2017.

Đà Lạt mùa dã quỳ
Khi những cơn mưa Đà Lạt yếu ớt và thưa dần, là lúc hoa Dã quỳ bung nở vàng rực thành phố. Mọi nẻo đường đến Đà Lạt, đâu đâu cũng có Dã quỳ đua nở, đẹp đến nao lòng.Có người bảo, Dã quỳ là hoa báo nắng, là biểu tượng của tình yêu bất diệt.

Ký&Phóng sự: Lang thang vùng trà Bảo Lộc
Vài năm trở lại đây, du khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồng, nhiều người nói đến các vườn trà Bảo Lộc. Xanh rì một màu tươi non đến chân trời, ai cũng có cảm giác như đang lạc trong một thảm lụa xanh mềm mại, ngát hương.