›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 19/03/2018 03:14:13 GMT+7 | lượt xem: 418

Du lịch và nông nghiệp công nghệ cao - bệ phóng để Lạc Dương cất cánh

Đó là ý kiến của Bí thư Huyện ủy Lạc Dương (Lâm Đồng) - Nguyễn Duy Hải khi trao đổi với chúng tôi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong năm qua và những nhiệm vụ giải pháp để huyện phát triển bền vững trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Duy Hải Bí thư Huyện ủy Lạc Dương

PV: Đồng chí có thể khái quát sơ bộ vài thành tích nổi bật mà huyện Lạc Dương đã đạt được trong năm qua?

Ông Nguyễn Duy Hải:

Dù gặp những khó khăn nhất định, nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, sự đồng thuận ủng hộ của các tầng lớp nhân dân nên tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2017 ở địa phương vẫn đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 17,53%; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã được triển khai trong nhân dần với nhiều mô hình hiệu quả. Các ngành dịch vụ có bước tăng trưởng khá, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 103 tỷ đổng, tăng 15% so với cùng kỳ; thu NSNN đạt 100,4 tỷ đổng, vượt 8,2% dự toán. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả quan trọng, có 2/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Đạ Nhím, Đạ Sar); tỷ lệ hộ nghèo chung giảm còn 7,9%. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thẩn của nhân dân được cải thiện...

PV: Theo đồng chí, Lạc Dương có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển KT-XH?

Ông Nguyễn Duy Hải:

Lạc Dương là huyện phụ cận TP.Đà Lạt, có đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sản xuất NNCNC; có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều khu, điểm du lịch nổi tiếng; tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước - đạt 84%; có nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc; cơ sở hạ tầng thiết yếu được tăng cường; ANCT - TTATXH ổn định... là những điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi này, H.Lạc Dương vẫn còn những khó khăn như: cơ sở hạ tầng vẫn chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất; tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 73%; nguồn nhân lực trình độ còn thấp; nguồn vốn phục vụ sản xuất NNCNC của người dần còn hạn chế...

PV: Vậy để Lạc Dương phát triển bển vững, thời gian tới huyện chọn lĩnh vực nào để đột phá và cẩn có giải pháp cụ thể nào để thực hiện?

Ông Nguyễn Duy Hải:

Như tôi đã nói ở trên, tiềm năng, lợi thế của H.Lạc Dương đó là phát triển NNCNC và du lịch. Đây là hai khâu đột phá đã được Đảng bộ huyện xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và đã được cụ thể hóa bằng các nghị quyết chuyên đề.

NNCNC sẽ là lĩnh vực đột phá giúp H.Lạc Dương phát triển

ẢNH: AN THẠCH

Sẽ rà soát lại quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn, từng bước hình thành các khu sản xuất tập trung, đồng thời sắp xếp lại hệ thống nhà kính, nhà lưới đảm bảo mang tính chiến lược, lâu dài, phù hợp với địa hình, cảnh quan môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện công tác chuyển đổi giống cây trồng một cách hợp lý, phù hợp với điểu kiện của địa phương, gắn với tìm đầu ra ổn định và quảng bá thương hiệu. Tập trung khai thác hiệu quả lợi thế so sánh và huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển NNCNC; trong đó tiếp tục thu hút các doanh nghiệp có tiếm lực về tài chính, có công nghệ tiên tiến hiện đại và kinh nghiệm sản xuất vào đầu tư. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vào các khu sản xuất NNCNC, khu sản xuất tập trung, giao thông nông thôn, hệ thống mạng lưới điện, hệ thống thủy lợi. Phối hợp khai thác, sử dụng và quảng bá thương hiệu rau, hoa, dâu tây, khoai tây Đà Lạt và cà phê arabica Lang Biang để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản như VietGAP, Global GAP...

Trong khi đó, với du lịch chúng tôi sẽ xây dựng đề án, kế hoạch phát triển cụ thể nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nhất là trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang; bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc của địa phương. Hình thành một số cụm, tuyến du lịch trải nghiệm gắn với dịch vụ bổ trợ để tạo ra loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm, du lịch dựa vào cộng đồng. Xây dựng, củng cố và tổ chức tốt hoạt động của các đội, nhóm cồng chiêng trở - thành sản phẩm văn hoá đặc thù của địa phương phục vụ nhu cầu giao lưu văn hóa của du khách. Định hướng, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên, địa bàn phục dựng một số lẽ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa và môn thể thao đua ngựa không yên truyền thống để tổ chức vào dịp lễ, tết hàng năm tại khu du lịch Lang Biang, nhằm thu hút khách du lịch... Quan trọng hơn, phải tranh thủ các nguồn lực để đẩu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch.

PV: Xin cám ơn đồng chí.

An Thạch (thực hiện)

Nguồn: Thanh niên, số 40 (8084); thứ sáu 9.2.2018; tr Nhịp sống Nam Trung Bộ

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5691084 - Online: 44