›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ sáu, ngày 27/04/2018 03:38:18 GMT+7 | lượt xem: 650

Hoa Đà Lạt tăng tốc xuất ngoại

Mỗi năm có khoảng 300 triệu cành hoa, chiếm hơn 10% tổng sản lượng hoa của Đà Lạt, đã được Xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, úc, Trung Quốc...

Tuy nhiên, đáng ra hoa Đà Lạt sẽ xuất kháu đuợc nhiều hơn nếu không vấp chuyện bản quyền giống.

Sơ chẽ hoa chuẩn bị xuát kháu ở Đà Lạt

Xuất khẩu tăng mạnh

Mỗi tháng, Công ty Truờng Hoàng (huyện Đức Trọng, tinh Lâm Đồng) đua hơn 15.000 chậu lan hồ điệp sang Hà Lan, Nga. Để đua hoa sang được nơi nổi tiếng thế giới về xuất khẩu hoa như Hà Lan không phải dễ. Cách làm của công ty này là ứng dụng công nghệ sản xuất và bộ quy tắc sản xuất của châu Âu cho vườn của mình.

Thời gian gần đây, xuất khẩu hoa tại Lâm Đồng, ngoài các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có quy mô, còn có sự tham gia của một sô' hộ tu nhân. Vì vậy, tốc độ tăng xuất khẩu hoa của Đà Lạt khá ấn tượng. Từ    năm 2015 đến 2017, xuất khẩu tăng mỗi năm từ 18 triệu đến gần 30 triệu cành. Trong đó, xuất khẩu hoa sang Nhật chiếm 60% sân lượng xuất kháu, còn lại tập trung ở các nước như ức, Hàn Quốc, Bi, Thái Lan, Philippines, Singapore, Nga, Campuchia...

Ông Phạm s, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết sản lượng xuất khấu hoa tăng đều từ năm 2013 và tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây. Hiện vùng hoa Đà Lạt có tổng diện tích canh tác hằng năm khoảng 9.000ha. Dự kiến trong 5 năm tới, lượng hoa xuất khẩu của Đà Lạt sẽ tăng 15% (400 triệu cành/năm).

vẫn vướng chuyện giống

Một công ty khởi nghiệp từ hoa ở Đà Lạt vừa bất ngờ được thông báo toàn bộ hoa bị tiêu hủy kèm theo là những khoản phạt nặng đến mức doanh nghiệp phá sản. Lý do: doanh nghiệp này dùng giống hoa sao chép lậu, không có bản quyền. "Bản quyền giống là chuyện cốt tử và dang là điểm yếu của người trồng hoa Đà Lạt" - ông Phan Thanh Sang, chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, nói.

Thực tế, đa số các đối tác nước ngoài đến Đà Lạt liên kết với nông dân sản xuất hoa xuất khẩu đều e ngại với chuyện bản quyền giống hoa. Đoàn công tác của Tổ chức Xúc tiến thuong mại Nhật Bản (JETRO) trong mọt lần đua nhà đầu tu Nhật Bản gặp nông dân Đà Lạt gần đây đã đặt ra nhiều câu hỏi. Nhiều vấn đé nông dân trả lời rất nhanh nhưng bỏ ngỏ câu hỏi về bản quyền giống hoa. Những ý định hợp tác bị chững lại. ông Sang cho rằng nếu không vướng bán quyền giống, hoa Đà Lạt xuất khẩu sẽ nhiều hon con sô' 10% sản lượng. Tròng khi ông Sang đánh giá 90% nông dàn sản xuất hoa ở Đà Lạt dùng giống không có bản quyền...

Việc này đã gây ra hệ lụy không tốt. Ong Võ Quốc Khoa, giám đốc Công ty hoa Dalat Green, công nhận sự thiếu tôn trọng bản quyền cây giống đã khiến các công ty giống hoa e dè xuất khẩu giống hoa tốt sang VN. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm ưu thế xuất khẩu hoa nhờ lợi thế tiếp cận giống có bản quyền. Tuy nhiên, ông Khoa cũng cho biết có hàng nghìn loại giống tốt đã hết thời gian bảo hộ bản quyền, nông dân có thể dùng miễn phí nhung họ chưa có kênh đề tiếp cận. Điều này đã cản đường xuất khẩu hoa Đà Lạt...

Ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho rằng không có kênh thông tin chính thức tầm quốc gia về giông đã khiến nông dàn bị "mù” thông tin. Tinh Lâm Đồng đã kiến nghị phải có kênh thông tin, nếu không làm sớm, Đà Lạt rất dễ lưu “vết đen bản quyền” trên bản đồ kinh doanh hoa thế giới. “Hi vọng Bộ NN&PTNT sớm có một kênh chuyên tập hợp thông tin về giống, trình bày thành cơ sở dữ liêu khoa học để nông dân tiếp cận” - ông Sơn nói và cho rằng cần sớm có chế tài đối với việc sao chép giống trái phép bằng cách nhập tiểu ngạch sau đó nuôi cấy mô.

Liên kết tìm hướng ra

Đại diện Công ty Trường Hoàng - nơi xuất khẩu hoa thành công từ năm 2013 - cho hay trước đó đã có hành trình trầy trật với kỹ thuật sản xuất và cây giống có bản quyền. Để giái quyết rào cản, Trường Hoàng liên kết với các đôi tác là những nhà phàn phối có uy tín tại thị trường xuất khẩu. Các đối tác này sẽ chịu trách nhiệm thương mại và hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật, giống...

Ông Võ Quốc Huy, giám đốc Công ty hoa Florian - nơi mỗi tuần đang xuất khẩu sang Nhật Bản hơn 10.000 cành hoa, cũng cho rằng thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên biệt, người sản xuất ở Đà Lạt còn thiếu nhiều yếu tô' để bước chân vào. Nếu liên kết, đối tác phụ trách thương mại sẽ mang lại bộ quy tác liên quan dến chất lượng, quy cách, bệnh dịch. “Làm đúng quy tác có nghĩa cánh cửa xuất khẩu đã mở ra đến 90% ngay khi hoa chưa rời VN” - ông Huy nói.

Cho rằng đa sô nông dân Đà Lạt có thể triển khai bộ quy tắc của nhiều thị trường xuất khẩu lớn và khó tính, ông Huy nhấn mạnh: "Nếu không liên kết, gần như người xuất kháu hoa đứng ở thê yếu trong nhiều tình huống pháp lý...".      

Xây dựng “mô hỉnh hạt nhân” xuất khẩu

Để tăng sản lượng xuất khẩu, UBND tỉnh Lâm Đổng đưa giải pháp sản xuất hoa theo mộ hình hạt nhân. Các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất hoa đang có công nghệ sẽ xây dựng mô hình, quy trình sản xuất chuẩn, sau đó chuyển giao, hợp tác với nông dân để đưa sản phẩm ra thị trường. Theo ông Phạm s, thông qua mô hình hạt nhân cũng giúp tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn với sự tham gia của nông dân. UBND tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng sàn giao dịch hóa chất lượng cao, mở kênh đấu giá trực tuyến để nhũng nhà phân phối hoa nước ngoài có thể đặt mua từ xa. Theo ông Phạm s, sàn này là phương án thúc đẩy xuất khẩu hoa ngay tại Đà Lạt, minh bạch giá bán để nâng lợi nhuận cho nông dân.

Sản lượng và giá trị xuất khẩu

                                                                                         MAI VINH

Nguồn: Tuổi trẻ, số 98/2018 (8994); thứ hai 16 - 4 - 2018; tr 6, 7

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5868534 - Online: 147