›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ năm, ngày 10/05/2018 11:21:30 GMT+7 | lượt xem: 913

Lâm Đồng phát triển du lịch nông nghiệp

Lâm Đồng là một địa phương có thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Mặc dù du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng là một thị trường du lịch thứ phát từ môi trường sản xuất nông nghiệp nhưng lại có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TIỀM NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÂM ĐỒNG

Trong những năm gần đây, ở Lâm Đồng bên cạnh du lịch nông nghiệp truyền thống thì du lịch nông nghiệp hữu cơ (hoặc nông nghiệp công nghệ cao) đã phát triển rất mạnh mẽ với đa dạng các mô hình trang trại, nông trại có quy mô khác nhau. Các tài nguyên nông nghiệp của các nhà vườn như rau, hoa, củ, quả, trà, cà phê, chăn nuôi (trang trại bò sữa, dế, tơ tằm), thảo dược, các sản phẩm chế biến, đóng gói... và tài nguyên cảnh quan tự nhiên của địa phương cũng được các trang trại, nông trại chú trọng khai thác cho phát triển du lịch nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát du khách, có 43,5% du khách đến Đà Lạt đã ghé thăm nhà vườn. Như vậy có thể thấy, có một thị trường khách khá triển vọng đối với loại hình du lịch này. Với lợi thế về tài nguyên cảnh quan, khí hậu, đất đai, địa hình, sự phát triển du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng đã góp phần thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch nói chung. Nếu như năm 2008, số lượng các trang trại, nông trại tại Lâm Đồng là 479 thì đến năm 2017 con số này đã tăng lên 930. Sau khi tiến hành khảo sát thực địa, phát bảng hỏi tại 125 nhà vườn (103 phiếu hợp lệ) và phỏng vấn 36 nhà vườn tại Lâm Đồng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhóm tác giá nhận thấy có thể khai thác theo các tuyến du lịch nông nghiệp chính như sau:

•    Tuyến Đà Lạt - Nha Trang với làng hoa Thái Phiên, các nhà vườn thâm canh cây atisô, trang trại nông nghiệp hữu cơ như Langbiang Farm, trang trại nuôi cá tầm - cá hồi vân, các vườn quýt không hạt, đẳng sâm.

•    Tuyến Đà Lạt - Đơn Dương - Phan Rang theo đường quốc lộ 20 với các vườn dâu tây trên đường Hồ Xuân Hương, rau và hoa đường Nam Hồ, chè xanh và cà phê Cầu Đất, trang trại rau hữu cơorganik.

Tuyến Đà Lạt - Nam Ban với làng hoa Vạn Thành, các trang trại cà phê trong đó có cà phê chồn, trại nuôi côn trùng như dê - bò cạp, cơ sở dệt lụa tơ tằm, các hộ trồng dâu nuôi tằm, rau...

. Tuyển Đà Lạt - Lạc Dương với các trang trại trồng rau, hoa, dâu tây...

• Tuyến Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh với các vườn phong lan, trang trại cam Cara ruột đỏ, các trang trại bò sữa thuộc huyện Tu Tra - Đơn Dương, các trang trại và vườn rau huyện Đức Trọng, ruộng Lục Nam - Đức Trọng chuyên canh lúa nước 2 vụ và cây xà lách soong, cà phê - trà Di Linh và Bảo Lộc, dâu tằm dọc tuyến quốc lộ 20...

Các trang trại, nông trại luôn chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản xuất như VietGap, Global Gap để nâng cao chất lượng sản xuất. Phương thức sản xuất và cảnh quan của nhà vườn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như khí canh, thủy cảnh... Tại Lâm Đồng, phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ góp phần tạo ra lợi ích kinh tế (gia tăng lợi ích kinh tế như bán nông sản), mà còn tạo ra nhiều lợi ích về văn hóa - xã hội (tạo việc làm, tạo ra các công việc với kỹ năng mới, tạo sức sống mới cho nền kinh tế đặc biệt trong nhiều vùng nông thôn) và môi trường (bảo tồn hệ sinh thái cảnh quan nông nghiệp, bảo vệ môi trường). Du lịch nông nghiệp xuẩt phát từ nhu cầu của du khách muốn tìm kiểm các nguồn thực phẩm sạch và có chuẩn mực đạo đức môi trường nên cũng góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, sử dụng đất bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển nông thôn, bảo vệ di sản văn hóa và cảnh quan.

Nhìn chung, các nhà vườn vẫn chưa chú trọng đến xây dựng các khu vực vệ sinh dành cho du khách, tỷ lệ chỉ đạt 20,4%. Điều kiện vệ sinh môi trường tại các trang trại, nhà vườn được đánh giá ở mức trung bình.

Du lịch nông nghiệp tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân Lâm Đồng. Ảnh: Trần Nhân Quyền

Kết quả khảo sát 75 công ty lữ hành trong và ngoài Lâm Đồng đã cho thấy 66,7% công ty đang cung cấp sản phẩm du lịch nông nghiệp trên thị trường, các hoạt động cung cẩp vẫn chủ yếu là tham quan, ít có hoạt động trải nghiệm. Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra nhiều công ty lữ hành đã ký kết hợp đồng tham quan với các trang trại, nông trại hướng dẫn du khách tham quan và phải chịu trách nhiệm với tài nguyên nhà vườn. Tuy nhiên, các công ty lữ hành cũng cho rằng nhiều trang trại, nông trại chưa tham gia tích cực đón tiếp du khách, thiếu tính chuyên nghiệp và thiểu các hoạt động trải nghiệm. Các trang trại, nông trại làm du lịch chủ yếu tự phát, thiếu sự định hướng của cơ quan quản lý du lịch. Do vậy cần nâng cao nhận thức của các bên liên quan và thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan quản lý du lịch nếu muốn mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp.

Qua khảo sát cho thẩy, hầu như các trang trại, nông trại cho tham quan miễn phí, chỉ có 1 nhà vườn thu phí tất cả các hoạt động và 23 nhà vườn thu phí một số hoạt động hoặc thu từ bán nông sản. Điều này cho thấy nhà vườn vẫn chưa thực sự thu được lợi ích từ hoạt động du lịch, cụ thể là từ khách tham quan, một số nhà vườn không hài lòng với ý thức của một số du khách (xả rác, giẫm đạp rau, hoa, bẻ hoa...). Do đó, các nhà vườn rất e ngại việc đón khách đoàn với số lượng lớn và chỉ muốn tập trung làm nông nghiệp. Từ đó, việc khai thác tiềm năng của các nhà vườn bị hạn chế, đây là chuỗi mắt xích rất quan trọng ảnh hưởng đến tất cả những ỵễu tố khác, bao gồm cả việc đầu tư để phát triển cơ sở vật chẩt, dịch vụ phục vụ cho du lịch và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Thực trạng này đặt ra bài toán cho cơ quan quản lý và khai thác du lịch nông nghiệp vì nếu không sẽ rất khó cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững du lịch nông nghiệp.

Lâm Đồng có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Văn Quang

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÂM ĐỒNG

Để thúc đấy du lịch nông nghiệp phát triển bèn vững dựa trên nền tảng vững chác của sản xuất nông nghiệp, cần có sự tham gia của các bên liên quan tại Lâm Đồng, cụ thể:

Đối với các trang trại, nông trại

Theo kết quả khảo sát, các trang trại, nông trại mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn vay để phát triển du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất với 79,3%. Ngoài ra, mong muốn về nhu cầu được đào tạo, tập huẩn về du lịch cũng rất cao với 74,4%. Đây có thể nói là hai điểm quan trọng để có thể phát triển du lịch tại các nhà vườn. Khi tham gia cung cấp dịch vụ du lịch nông nghiệp, vấn đè quản lý kinh tế, quảng bá, tổ chức hướng dẫn và phục vụ khách của các nông hộ còn hạn chế, do đó cần sự hướng dẫn cụ thế từ phía các cơ quan quản lý du lịch như sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Phòng Văn hóa Thông tin. Thêm vào đó, bản thân các trang trại, nông trại phải nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, an ninh an toàn và sản xuất nông nghiệp sạch. Sản xuất phải đảm bảo chất lượng nông sản đầu ra. Từ đó sẽ đồng thời xây dựng được thương hiệu nông sản và du lịch nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, các trang trại, nông trại cũng cần có những quy định, nội quy hướng dẫn chi tiết khách tham quan, phân bố đường đi lối lại, khu vực tham quan trong nhà vườn hợp lý. Trang trại, nông trại cũng nên tập huấn nhân viên diễn giải về tài nguyên nông nghiệp, phương thức sản xuất, nông sản sạch, báo vệ môi trường phục vụ du khách.

THS. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

THS.TRƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG

Nguồn: Du lịch; số 4/2018; 6 - 7



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5813307 - Online: 288