Thứ hai, ngày 25/09/2017 10:37:01 GMT+7 | lượt xem: 164 Đà Lạt nở rộ dịch vụ homestay Chỉ trong hai năm gần đây, trên địa bàn TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), xuất hiện hơn 250 cơ sở homestay, góp phần làm đa dạng dịch vụ lưu trú cho thành phố du lịch. Tuy nhiên đang có những bất cập trong quản lý loại hình dịch vụ này.

Khung cảnh đẹp của homestay có sức lôi cuốn du khách trong và ngoài nước
ẢNH: LÂM VIÊN
Theo Phòng Văn hóa và thông tin (VH&TT) TP.Đà Lạt, từ tháng 6.2016 đến nay dịch vụ homestay (kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê) trên địa bàn nở rộ. Nhiều cơ sở có kiến trúc lạ mắt, độc đáo, làm bằng các vật liệu bán kiên cố, hoặc nhà tiền chế bằng bi cống, thùng Container, hoặc các bungalow bằng đất và gỗ... Điểm đặc biệt, các homestay tọa lạc ở lưng chừng đồi, giữa các vườn rau, hoa, đồi thông nên có sức hấp dẫn du khách trong va ngoài nước, nhất là khách du lịch trẻ tuổi, dân phượt... Ông Tôn Thiện San, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt nhận định: “Các cơ sở lưu trú homestay được nhân rộng đã đáp ứng phần nào nhu cầu lưu trú, thư giãn của-du khách, nhất là những dịp cao điểm như hè, lẽ, tết khi lượng khách đến Đà Lạt rất đông, trong khi các khách sạn, nhà nghỉ hiện nay chưa đáp ứng kịp”.
Bên cạnh mặt tích cực thì dịch vụ homestay ở Đà Lạt đang nảy sinh một số bất cập. Cụ thể, qua kiểm tra của ngành chức năng không ít các cơ sở homestay chưa được cấp phép xây dựng, không đảm bảo an toàn, không đăng ký hoạt động kinh doanh. Theo thống kê, trong số 252 homestay hiện nay, có 85 cơ sở kinh doanh phòng tập thể Dorm. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng có 136 cơ sở với 1.667 phòng chưa đăng ký thẩm định hoặc thẩm định chưa đạt. Có nhiều cơ sở là nhà ở bình thường được nâng cấp sơ sài, thiếu thiết bị vật chất, tiện nghi rất hạn chế, không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Có những cơ sở 1 phòng ở chỉ rộng khoảng 20 m2 nhưng đón từ 30 đến 40 người ngủ nghỉ. Các chủ cơ sở giải thích, thực tế có nhiều du khách chỉ cần có chỗ ngả lưng buổi tối, không cần nhiều tiện nghi; còn ban ngày họ đi tham quan khám phá Đà Lạt.
Một hạn chế khác, do đây là loại hình lưu trú mới nên việc chấp hành các quy định pháp luật nhà nước chưa được các chủ homestay tuần thủ như chưa đăng ký thủ tục kê khai giá (chủ yếu bán phòng trên mạng internet); nhiểu homestay tự ý đón khách nước ngoài về nhà và cho thuê phòng nghỉ nhưng lại không đăng ký lưu trú. Chưa kể việc phục vụ thiếu chuyên nghiệp, vệ sinh cơ sở chưa tốt, không ban hành nội qui cơ sở dành cho khách đến lưu trú... dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp giá lưu trú chỉ vài ba chục ngàn/khách/đêm. Với những homestay sơ sài như vậy thường không đảm bảo an ninh trật tự, không tránh khỏi việc mất cắp đồ đạc, tài sản, tiền bạc của khách, gây lộn đánh nhau làm mất an ninh trật tự, xảy ra các tệ nạn xã hội...
Nhằm chấn chỉnh kịp thời những vấn để trên, ông Tôn Thiện San cho biết UBND thành phố đã Đà Lạt chỉ đạo Phòng VH&TT xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an thành phố, UBND các phường tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép xây dựng, đăng ký khách lưu trú, thẩm định chất lượng cơ sở theo quy định của Tổng cục Du lịch VN. Bên cạnh đó các chủ cơ sở phải thực hiện cam kết giá, công khai số điện thoại nóng, bán đúng giá đăng ký, cam kết đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. “Chủ trương của TP.Đà Lạt và của tỉnh Lâm Đồng luôn khuyến khích người dân làm du lịch, nhưng phải tuân thủ quỵ định chung đê’ đảm bảo quyển lợi cho du khách, và cho cả các chủ cơ sở homestay”- ông San nói.
L.V
Nguồn: Thanh niên; số 262 (7941); thứ ba 19.9.2017; tr Nhịp sống Nam Trung Bộ
Tin khác
|
|