Thứ hai, ngày 24/05/2021 10:42:13 GMT+7 | lượt xem: 382 Trên cây cầu đổ nát
Tác giả: Padma Venkatraman; Mokona dịch
Nhà xuất bản: Padma Venkatraman; Mokona dịch, 2019
Số trang: 255tr.
Nội dung:
Padma Venkatraman là một tác giả người Mỹ, được sinh ra tại Ấn Độ. Cô tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Hải dương học và hiện làm việc tại Đại học Rhode Island. Cô yêu thích việc viết lách như yêu thích khoa học và toán học. Một trong những tác phẩm nhận được vô số lời tôn vinh và là cuốn sách bán chạy nhất của cô là tác phẩm: “TRÊN CÂY CẦU ĐỔ NÁT” , đây là cuốn sách tuyệt vời đầy cảm hứng nhân đạo, viết về những đứa trẻ vô gia cư trên đất nước Ấn Độ, cũng như trên khắp thế giới. Sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2019, với 255 trang, khổ 13,5x20,5cm.
Cuốn tiểu thuyết đặc biệt được viết dưới dạng một bức thư, là dòng hồi tưởng đầy cảm xúc về những tháng ngày đầy mệt mỏi nhưng cũng đầy hi vọng của 2 bé gái sống trong gia đình nghèo cùng người cha nát rượu, bạo lực cùng một người mẹ yêu thương chồng con trong câm lặng và chịu đựng. Không thể tiếp tục chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình, hai chị em Viji và Rukku cùng nhau bỏ trốn lên thành phố. Chúng tìm được nơi trú ẩn trên một cây cầu bỏ hoang và kết bạn với hai cậu bé vô gia cư khác. Cuộc sống mưu sinh bên núi rác bốc mùi hôi thối, ở đó có đói khát, cuộc sống khốc liệt, đau khổ, tuyệt vọng nhưng vẫn luôn sáng lên niềm tin và hy vọng nơi cuối con đường. Câu chuyện đầy tính nhân văn mà Viji và Rukku cùng bạn bè của mình viết lên đủ sức khơi gợi lòng trắc ẩn của con người và lan toả, truyền cảm hứng về khát vọng sống một cuộc đời hạnh phúc.
Độc giả sẽ say mê cuốn tiểu thuyết tuyệt vời này, kể về những đứa trẻ phải dùng đến bản năng và lòng can đảm gan góc để sinh tồn. Padma không chỉ chia sẻ với chúng ra góc nhìn chưa từng được biết đến về cuộc sống thực tế mỗi ngày của hàng triệu trẻ em vô gia cư, mà còn đưa niềm hy vọng lẫn lòng dũng cảm vào câu chuyện của cô ấy, từ đó truyền cảm hứng cho độc giả và đồng hành cùng họ tới khi lật đến trang sách cuối cùng.
Chỉ số phân loại: 813.6\ TR254C
Số ĐKCB Kho Đọc: VN.043112
Số ĐKCB Kho Mượn: MV.064817
Sách hiện đang được phục vụ tại Thư viện Lâm Đồng. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tin khác
|