Thứ ba, ngày 03/08/2021 10:36:28 GMT+7 | lượt xem: 389 Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Tác giả: Phạm Lữ Ân
Nhà xuất bản: Nxb. Hà Nội, 2019
Số trang: 252tr.
Nội dung:
Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta làm việc gì cũng vội vả chưa bao giờ chậm rãi thưởng thức điều gì, cũng giống như một cuộc chạy đua của mỗi người trên hành trình sống của mình để rồi bỗng có lúc dừng chân lại suy nghĩ để ta đều thốt lên hai "chữ “giá như”…
Cuốn truyện ngắn: “NẾU BIẾT TRĂM NĂM LÀ HỮU HẠN” của tác giả Phạm Lữ Ân mà chúng tôi muốn giới thiệu cùng bạn đọc ngày hôm nay sẽ là một nốt “lặng”, một nút “pause” giữa những xô bồ của cuộc sống để ta suy nghĩ thêm về đời ta, để ta cảm nhận mọi thứ nhiều hơn, sống trọn vẹn hơn và thấy cuộc đời này thật ý nghĩa. Sách do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành và đây cũng là một trong những cuốn sách “best-seller” đã được tái bản đến lần thứ 20.
Với tập hợp 40 truyện ngắn, cuốn sách tạo nên cho người đọc nhiều tầng của cung bậc cảm xúc, đến nhiều không gian tưởng chừng ta không thể quay về. Vừa hoài niệm, sâu sắc, vừa giản dị, chân thành, vừa quá khứ, hiện tại.
Thời gian là vô giá, là thứ mà chẳng một ai trong chúng ta có thể mua được hay giữ lấy cho riêng mình nhưng cuộc đời của con người lại là hữu hạn. Con người đều phải tuân theo quy luật cuộc đời, bất cứ ai cũng được sinh ra rồi lớn lên, trải qua tuổi trẻ, sau đó bắt đầu già đi và cuối cùng kết thúc cuộc hành trình của mình. Vì vậy, thay vì lãng phí thời gian để nhìn lại rồi phải hối tiếc thì ta có thể thoải mái cảm nhận cuộc đời với từng thời cơ mà nó mang đến mỗi ngày, hãy sống hết mình, luôn là chính mình, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước và yêu thương những người mình yêu. Tuy nhiên, sống trọn từng giây không có nghĩa là sống gấp, sống vội và rơi vào guồng quay hối hả ngoài kia.
Cảm thức được cuộc sống là chuỗi ngày hữu hạn nên trong cuốn sách này Phạm Lữ Ân muốn chúng ta hãy chắt chiu từng phút giây một, sống trọn với tuổi trẻ và cuộc đời. Lời nhắn này được hòa trong những mẩu truyện nhỏ về tình yêu, con người và tuổi trẻ.
Chỉ số phân loại: 895.92234\ N259B
Số ĐKCB Kho Lưu động: LD.026456
Số ĐKCB Kho Mượn: MV.062030
Sách hiện đang được phục vụ tại Thư viện Lâm Đồng. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tin khác
|