Thứ ba, ngày 19/11/2024 08:07:58 GMT+7 | lượt xem: 67 Giới thiệu sách: “Những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Việt Nam” Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, trị thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là những truyền thống được truyền lại từ quá khứ, mà còn bao gồm các tập quán đương đại của nhiều nhóm văn hóa khác nhau ở các vùng nông thôn và thành thị.
Tác giả: Nguyễn Văn Tân biên soạn
Nhà xuất bản: Hà Nội
Xuất bản: năm 2023
Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng của văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa tăng nhanh. Hiểu được di sản văn hóa phi vật thể của nhiều cộng đồng khác nhau sẽ giúp tăng quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa và khẳng định sự tôn trọng các cách sống khác nhau. Tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể không phải chỉ nằm ở các hình thức thể hiện văn hóa, mà còn ở kho tàng kiến thức và kỹ năng được truyền từ đời này sang đời khác. Giá trị kinh tế xã hội của kho tàng kiến thức này liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số lẫn các nhóm đa số trong một quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển.
Nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một hay biến mất nếu không có sự bảo tồn và phát huy. Bảo vệ có nghĩa là đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể là một phần cuộc sống của thế hệ hiện tại và sẽ được truyền dạy sang các thế hệ tương lai. Các biện pháp bảo vệ hướng tới mục tiêu đảm bảo sự sống, sự liên tục làm mới và truyền dạy. Các hoạt động nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: xác định và tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, thúc đẩy, tăng cường và truyền dạy di sản, đặc biệt là thông qua giáo dục chính quy và không chính quy, cũng như làm sống lại một số yếu tố đã bị mai một. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng là một nguồn phát triển kinh tế quan trọng, mặc dù không nhất thiết phải thông qua các hoạt động tạo nguồn thu nhập như du lịch, các hoạt động có khả năng làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của di sản.
Tính đến nay, UNESCO đã ghi danh 14 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ký hiệu xếp giá: 390 / NH556D
Số ĐKCB Phòng Đọc: VN.049317
Phòng Mượn: MV.076767 - 076768
Bạn đọc có thể tra cứu sách qua Mục lục trực tuyến (OPAC) của Thư viện Lâm Đồng theo đường link dưới đây:
http://www.thuvienlamdong.org.vn:7720/pages/opac/wpid-search-stype-form-quick.html.
Tin khác
|