Thứ năm, ngày 05/12/2024 10:44:22 GMT+7 | lượt xem: 131 Thư viện Lâm Đồng tham gia Hội thảo “Nâng cao chất lượng phục vụ người khiếm thị trong thời đại số” Ngày 3/12 vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện khoa học tổng hợp thành phố đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng phục vụ người khiếm thị trong thời đại số”. Tham dự Hội thảo có bà Kiều Thuý Nga - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), bà Nguyễn Ngọc Anh - Phó Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, ông Nguyễn Đình Kiên - Chủ tịch Hội người mù thành phố Hồ Chí Minh, cùng đông đảo lãnh đạo các thư viện trong cả nước; các chuyên gia, lãnh đạo các ngành có liên quan, và nhiều phóng viên báo đài tại thành phố Hồ Chí Minh đến dự và đưa tin.

Đại biểu chủ trì Hội thảo
Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo các thư viện và các chuyên gia trong lĩnh vực này đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các hoạt động phục vụ bạn đọc khiếm thị tại đơn vị mình, thông tin về các sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị, cũng như nhu cầu đọc và tiếp cận thông tin của người khiếm thị, qua đó đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ người khiếm thị.
\
Bà Nguyễn Thị Bắc - Nguyên Giám đốc Thư viện khoa học tổng hợp thành phố HCM
chia sẻ kinh nghiệm làm cho người khiếm thị tiếp cận được sách

Bạn đọc người khiếm thị chia sẻ nhu cầu thông tin
Trước khi kết thúc Hội thảo Bà Kiều Thuý Nga - Vụ trưởng Vụ Thư viện khẳng định, muốn phục vụ người khiếm thị được tốt điều đầu tiên chúng ta cần nắm bắt được nhu cầu của người khiếm thị, bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó xây dựng được các mô hình phục vụ để kêu gọi sự chung tay của cộng đồng cùng thực hiện, sản xuất các sản phẩm dịch vụ để người khiếm thị dễ tiếp cận. Bên cạnh đó, các đơn vị cần kết nối, chia sẻ trong quá trình tạo lập các sản phẩm dịch vụ thông tin để tránh lãng phí nguồn lực. Điều cuối cùng quan trọng nhất là quan tâm công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ những người làm công tác thư viện, làm cách nào để cho người khiếm thị có thể tiếp cập được sách một cách dễ dàng.
Trong chương trình, đại biểu có dịp được tham quan thực tế các thiết bị chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ người khiếm thị.

Người khiếm thị tại Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cách tạo ra sách chữ nổi (Braille)
Qua buổi Hội thảo này, thêm một lần nữa khẳng định: Công tác chuyển đổi số đã và đang là yêu cầu bắt buộc, và là xu hướng tất yếu của hoạt động thư viện trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”./.
Vũ Hạnh
PGĐ - Thư viện Lâm Đồng
Tin khác
|