›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ ba, ngày 16/05/2017 09:46:26 GMT+7 | lượt xem: 614

Đường hướng phát triển mắc ca đã rõ

Cuối tuần qua, tại TP Đà Lạt, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức hội nghị thường niên năm 2017. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT, lãnh đạo UBND một số tỉnh ở Tây Nguyên, Tây Bắc, các doanh nghiệp, người nông dân, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Các đại biểu tham quan vuòn mắc ca ở Lâm Hà, Lâm Đồng

HIỆN HỮU CÂY TRỒNG CHỦ LỰC

Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Huỳnh Ngọc Huy cho biết, đến thời điểm này, nhũng khó khăn ban đầu đã dần vượt qua và tương lai cho một nền sản xuất cây trồng chủ lực đang dần hiện hữu. ông Huy khẳng định, nhiều đồng chĩ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và bộ, ngành đã tin tưởng và có kỳ vọng về tiềm năng, lợi thế phát triển của mắc ca tại Việt Nam. Nông dân vùng Tây Nguyên, Tây Bắc đã có niềm tin cho việc lựa chọn đầu tư mắc ca.

Trong suốt một năm qua, Hiệp hội Mác ca Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp và người nông dân về trồng mắc ca. Tại các hội thảo đó, Hiệp hội Mác ca và các chuyên gia, nhà khoa học đã lần lượt trả lời thẳng thắn, cởi mở các câu hỏi của nông dân, lãnh đạo chính quyển các địa phương.

Có ý kiến nêu lên rằng có phải thông qua chương trình này để Hiệp hội "bảo lãnh" cho doanh nghiệp bán cây giống không? Trước những suy nghĩ như thế, lãnh đạo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khẳng định rằng, việc lựa chọn loại cây trồng nào là do người dân quyết định, về phía Hiệp hội Mắc ca là mong muốn mang đến cho nông dân một cơ hội làm ăn mới có giá trị kinh tế cao.

Theo ông Huy, các đơn vị cung ứng giống được Hiệp hội giới thiệu đều mua cây giống đầu dòng với giá 15 triệu đồng/cây. Có doanh nghiệp họ đầu tư 40 tỷ đồng cho một vườn giống. Trong khi họ bán 50 - 60 ngàn đồng/cây thì rõ ràng lãm giống không lợi nhuận gì trong đó. Vấn đề là một cây giống đó nó sinh tồn và phát triển cho câ một chu kỳ mấy chục năm. Đấy mới là lợi nhuận bền vững cho người trồng mắc ca. Còn mua giống không rõ nguồn gốc, sau này không hiệu quả thì mất mát vô cùng lớn.

CHỈ 2 NM LÀ BAO TIÊU HẾT SẢN PHẨM

Về một số băn khoăn của dư luận và người dân về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phía Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã trực tiếp tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, hợp tác tại các quốc gia như Úc, Trung Quốc...

Thông qua các chuyến đi thực tế đó, Hiệp hội Mắc ca mong muốn tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Được biết sản lượng mắc ca Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 600 tấn; nhu cầu thị trường thế giới cũng chỉ mới đáp ứng được 25%. Tại thị trường Trung Quốc nhu câu sử dụng hạt khô của người dân ở đây rất lớn. Mặc dù vậy, sản lượng mắc ca ở đất nước Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên họ vẫn nhập khẩu ở 20 quốc gia trên thế giới.

Tại buổi làm việc của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam với lãnh đạo chính quyền các tỉnh An Huy, Chiết Giang và Hiệp hội Quả khô Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp ở tỉnh An Huy trung tuần tháng 4 vừa qua cho thấy nhu cầu nhập khẩu hạt khô, đặc biệt là mắc ca ở Trung Quốc là rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc khẳng định rằng, với diện tích và sản lượng trong lộ trình phát triển mắc ca của Việt Nam 10 năm tới thì chỉ cần 2 nhà máy ở TP Lâm An tỉnh An Huy là tiêu thụ hết. Họ cho rằng, chi phí cho vận chuyển ở các nước Nam Phi sẽ tốn kém hon so với một đất nước láng giềng như Việt Nam. Do đó, đầu ra cho sản phẩm mắc ca về lâu dài là không mấy lo lắng.

Tại hội nghị thường niên lần này, nhiều ý kiến phát biểu một lân nữa khẳng định tiềm năng thế mạnh phát triển mắc ca ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Nghĩa Biên, Viện trưởng Viện Quy hoạch điều tra rừng, Bộ NN-PTNT, cam kết rằng sẽ sát cánh cùng Hiệp hội Mác ca Việt Nam. Cùng phối hợp với Hiệp hội để xây dựng dữ liệu về mác ca, vẻ điều kiện tự nhiên, khí hậu, kỹ thuật, sản phẩm, thị trường để chủ động trong vấn đề phát triển mắc ca ở các địa phương. Cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật thường xuyên.

'Tôi cho rằng, tâm thế của hội nghị hôm nay nó khác hơn hẳn so với những gì đã diễn ra cách đây 3 năm", ông Biên chia sẻ.

VĂN HÙNG

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam; số 91 (5286); thứ hai 8/5/2017; tr 6



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5869467 - Online: 198