›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 26/03/2018 03:05:59 GMT+7 | lượt xem: 634

Được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng

TUẦN TIN TỨC SỐ 10 VỪA ĐĂNG TẢI CHUYÊN ĐỀ "GẮN BẢO VỆ RỪNG VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN" PHẢN ÁNH THỰC TẾ: ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TỪ RỪNG THÔNG QUA DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐÃ TRỞ THÀNH NGUỒN TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG, TĂNG THU NHẬP CHO CHỦ RỪNG, GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG. CHÚNG TÔI ĐÃ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ, NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÌNH LÊN TIẾNG BẢO VỆ "LÁ PHỔI XANH"CỦA NHÂN LOẠI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGUỒN NƯỚC TRONG ĐIỂU KIỆN BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU.

ÔNG PHẠM S, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH LẦM ĐỔNG:

Triển khai nhiểu giải pháp mới trong quản lý, bảo vệ rùng

Năm 2018, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp mới gồm: Rà soát toàn bộ dự án đã phê duyệt cho các doanh nghiệp triển khai có liên quan đến rừng.

Tât cả các dự án này đều phải được kiểm kê hiện trạng rừng trước khi bàn giao cho doanh nghiệp. Tỉnh rà soát lại tất cả các dự án, các vụ vi phạm liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng mà đối tượng liên quan là cán bộ, công chức nhà nước hoặc là người nhà của cán bộ công chức, chính quyền địa phương để xử lý triệt để. Đối vói các dự án thủy điện, cần rà soát, đánh giá tác động môi trường một cách chính xác nhất, nếu có tác động xấu đến môi trường sẽ kiên quyết thu hồi. Lực lượng Công an tham gia xử lý các vụ phá rừng lấy gỗ, phá rừng lấy đất canh tác, tranh chấp rừng giữa các doanh nghiệp được giao quản lý, bảo vệ rừng với người phá rừng ngay tại cơ sở, không đùn đẩy cấp trên những việc thuộc phạm vi giải quyết. Ngành Thông tín và Truyền thông tinh phối họp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, tăng cường các thông tin có tính răn đe đối vói các vụ việc vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng. Tỉnh Lâm Đồng cũng tăng thẩm quyền của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các dự án có liên quan đến rừng và đất rừng, khác với hước đây, thẩm quyền quản lý thường chồng chéo giữa nhiều sở, ngành...

Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng còn diễn biến phức tạp, có những vụ vi phạm nổi cộm, gây nhiều thiệt hại tài nguyên rừng ở các huyện Đạ Tẻh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Đà Lạt... Vi phạm tại các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, nhưng chưa được kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tinh Lâm Đồng đã ra quyết định thu hồi toàn bộ 13 dự án và đang xem xét, xử lý thu hồi các dự án khác. Hình thức vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ngày càng tính vi với các thủ đoạn như khoan lỗ đố hóa chất cho cây chết từ từ để chiếm đất, san ủi lấp cây rừng, phá rừng lấy đất sản xuất hoặc sang nhượng trái phép... Đặc biệt, các địa phương đều báo cáo về tình trạng nhiều chủ dự án được giao quản lý, sử dụng rừng và đất rừng đã lợi dụng sự ưu đãi của tình để lén lút xẻ đất rừng ra bán cho các tổ chức, cá nhân khác...

ÔNG TRÁNG A THÔNG, XÃ BẢN CÔNG, HUYỆN TRẠM TẤU (YÊN BÁI):

Nhỉéu hộ dân có nguồn thu từ bảo vệ rùng

Tham gia nhận giao khoán bảo vệ rừng hàng chục héc ta từ năm 1995, gia đình tôi luôn được bà con nơi đây cũng như cán bộ địa phương đảnh giá là một người có tình yêu miệt mài với rừng. Những cánh rừng do gia đình tôi nhận khoán, bảo vệ chưa một diện tích nào bị chặt phá hay bị phá hủy do cháy rừng. Dù kinh tế gia đình có lúc rất khó khăn nhưng gia dinh tôi chưa bao giờ có suy nghĩ khai thác cái gi đó từ rừng.

Công sức và tình yêu với rừng của gia đình tôi phần nào được bù đắp khi với trên 40 ha nhận khòán bảo vệ, năm 2017, gia đình đã nhận được trên 19 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, số tiền này tuy không đủ cho gia đình tôi sửa ngôi nhà đang xuống cấp, dột nát nhưng là nguồn lớn để gia đình tôi trả nợ cho Ngân hàng Chính sách Xã hội khi một trong 3 đứa con đi học được vay hồ trợ. số còn lại tôi dành mua sắm một số vật dụng cần thiết cho gia đình.

Neu không nhận khoán bảo vệ rừng thì phần lớn người dân tộc Mông nơi đây chỉ có nguồn thu từ chăn nuôi vài con gà, con lợn và một số cây trồng khác. Tham gia bảo vệ rừng đã giúp gia đình tôi dõng như nhiều hộ dân trong xã có được một nguồn thu tốt. Đặc biệt khi có thêm tiền dịch vụ môi trường rừng, số tiền này có thể tăng lên, không chỉ trông chờ vào các khoản hỗ trợ cố định của Nhà nước.

THƯỢNGTÁ PHẠM THANH LÝ,

CHÍNH TRỊ VIÊN ĐOÀN KINHTẾ- QUỐC PHÒNG QUẢNG SƠN (QUẦN KHU 5):

Đẩy mạnh tuyên truyẽn, làm tốt công tác bảo vệ rừng

Sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, Đoàn Kinh tế Quốc phòng Quảng Sơn thuộc Công ty cà phê 15, Quân khu 5, đóng chân tại địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đak G’Long, tình Đắk Nông đã có nhiều đóng góp quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh tại một trong những địa phương từng là điểm nóng về dân di cư ngoài kế hoạch và phá rừng, lấn chiếm đất rừng của tình Đắk Nông.

Trên địa bàn xã Quảng Sơn có hơn 20 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm đồng bào người Kinh, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và đồng bào di cư từ các tinh biên giới phía Bắc vào. Việc quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên mà đơn vị được giao. Diện tích đất, đất rừng đơn vị được giao quản lý rất lớn, lên đến 10.000 ha. Trong khi đó, người di cư ngoài kế hoạch đến địa phương ngày càng đông, đất đai tại đây lại khá màu mỡ, phù hợp với việc phát triên nhiều loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu... nên việc giữ rừng rất khó. Bên cạnh đó, những năm gần đây, thông tin về việc Quảng Sơn được quy hoạch làm trung tâm hành chính mới của khu vực đã khiển đất đai tại địa phương tăng giá. Tình trạng này tạo thêm áp lực cho công tác giữ rừng, giữ đất lâm nghiệp.

Vượt qua khó khăn, các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Phương châm của đơn vị là: Vận động tuyên truyền tốt để người dân không phá rừng, lấn chiếm đất rừng; đồng thời tham gia quản lý, bảo vệ rừng; phối họp công tác với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng; bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ đó, những năm gần đây, diện tích rừng đơn vị được giao quản lý, bảo vệ cơ bản được đảm bảo an toàn.

VT

Nguồn: Tuần tin tức thông tấn xã Việt Nam; số 11 (15/3/2018); tr 15



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5863571 - Online: 28