›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ tư, ngày 26/07/2017 08:36:21 GMT+7 | lượt xem: 3194

Vĩnh biệt người chiến sĩ cuối cùng của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

Cụ Cắm bên bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong căn nhà riêng

Cụ Cắm (bìa phải) với căn nhà tình nghĩa do quân đội trao tặng

 

SÁNG 18-7, người thân, bạn bè, đồng chí đã tiễn đưa cụ Tô Đình cắm, người cuối cùng trong Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy, đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh. Đám tang cụ cắm do huyện Đạ Tẻh,tỉnh Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng; Quân khu 7 - Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Cụ Cắm từ trần lúc 22 giờ ngày 14-7-2017 do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 95 tuổi.

Cụ Tô Đình cắm (bí danh Tô Tiến Lực, SN 1922), người dân tộc Tày, sinh ra tại bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng, là một trong 34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Từ khi còn thiếu niên, cụ đã tham gia nhiều tổ chức, đoàn thể như Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc... Sau đó được ông Nông Văn Lạc - “cánh tay phải” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - giác ngộ và đưa vào hàng ngũ 34 chiến sĩ trong ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng ban lễ tang - xúc động phát biểu tại buổi lễ: “Cụ cắm là một chứng nhân lịch sử của Quân đôi nhân dân Việt Nam. Sự ra đi của cụ là một mất mát lớn với chính quyền, thân hữu và con cháu cụ”.

Cụ Cắm sống trong căn nhà tình nghĩa do Nhà nước và quân đội trao tặng, tại thôn 8B, thị trấn Đạ Tẻh. Khi cụ còn sống, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đoàn thể thường xuyên tổ chức đến thăm cụ và gia đình. Trước đó, dịp 22-12-2016, trong một lần cùng đoàn công tác lãnh đạo Tỉnh ủy Lâm Đồng đến thăm và chúc sức khỏe cụ, chúng tôi vinh dự được gặp và nghe cụ kể về quá trình tham gia hoạt động cách mạng của mình.

Cụ kể: là người dân quê hương cách mạng, năm 19 tuổi, cụ tham gia vào Hội Cứu quốc. Năm 1942, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xã Tam Kim hoạt động, lần đầu tiên cụ được gặp Đại tướng ở một lán trại trong khu rừng dưới chân núi Slam Cao (hay còn gọi là rừng Trần Hưng Đạo). Giác ngộ theo cách mạng, ngày 22-12-1944, cụ cắm được đứng tuyên thệ dưới lá cờ Tổ quốc trong khu rừng Trần Hưng Đạo và được đứng vào đội ngũ 34 chiến sĩ Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Lần thứ 2 cụ được gặp Đại tướng là vào tháng 7-2000, khi Đại tướng đi thăm các cơ quan quân sự ở miền Nam, dừng chân ở Bộ tư lệnh Quân khu 7. Khi hay tin chiến sĩ Tô Tiến Lực còn sống ở đây, Đại tướng đã ghé thăm. Khi nghe tin Đại tướng qua đời, người lính già khóc nức nở rồi lập ban thờ tại nhà riêng, để tỏ lòng tôn kính đối với người Anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhớ lại thời gian tham gia Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, cụ cho biết từng cùng đội đánh thắng, tiêu diệt địch ở 2 đồn Phay Khắt - Nà Ngần, rồi sau đó hoạt động ở Nguyên Bình, Ngân Sơn. Năm 1945, Pháp nổ súng trở lại xâm lược Việt Nam, cụ Cắm tham gia đoàn quân Nam Tiến và đóng ở Rạch Qiá, Kiên Giaríg. Trong một trận đánh tại đây, cụ bị thương ở chân và sau đó về quê (năm 1946).

Năm 1947, khi Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, cụ hăng hái xung phong tái ngũ. Với vai trò Trung đội trưởng Trung đội pháo binh, trong trận đánh Đông Khê lần 2 (mở màn chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950), cụ bị thương nặng ở vai. Chính vết thương này đã buộc cụ phải giải ngũ (năm 1954) về quê và tham gia công tác xã hội ở địa phương.

Khi tham gia Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, cụ cắm chỉ mới 23 tuổi. Vinh dự lớn nhất đời cụ là nhiều đêm được nằm ngủ bên cạnh vị Đại tướng lừng danh, được Đại tướng chỉ dạy nhiều điều. Dù thời gian tại ngũ chiến đấu không lâu, nhưng quãng đời binh nghiệp vẫn khiến bản thân cụ và gia đình rất tự hào.  

ANH

Nguồn: Công an; số 3426; thứ tư 19 - 7 - 2017; tr 6

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5812593 - Online: 35