›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 12/09/2016 04:27:29 GMT+7 | lượt xem: 364

Thúc đẩy du lịch nông thôn cơ hội phát triển bền vững

Ths. Nguyễn Thị Thanh Ngân Du lịch nông thôn được hiểu là hoạt động du lịch diễn ra (hoặc được tổ chức) ở khu vực nông thôn, các địa bàn vùng sâu, vùng xa. thực tế cho thấy, du lịch nông hôn có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển biến nhận thức, giao tiếp xã hội... góp phần vào tăng trưởng kinh tế cũng như tạo diện mạo mới trong “bức tranh” tổng thể của du lịch.

 

Để phát triển du lịch nông thôn hiệu quả và bển vững hơn, việc định hướng, tổ chức và quản lý cẩn những nghiên cứu cụ thể để đưa ra những giải pháp thích hợp.

Sự phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới

Từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, sự khủng hoảng nông nghiệp đã làm giảm cơ hội phát triển của khu vực nông thôn ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn để nổi cộm nhiều nước phải đối mặt trong sản xuất nông nghiệp là chi phí sản xuất cao trong khi giá bán sản phâm thâp, sự cạnh tranh gay gắt về nông sản làm giảm đáng kể thu nhập của nông dân. ở Mỹ, cuộc khủng hoảng trang trại ở vùng Midvvest vào năm 1980 đã dẫn đến nhiều trang trại tuyên bố phá sản, nông dân mất việc làm,các trang trại buộc phai cơ cấu lại và bổ sung các hoạt động phi nông nghiệp khác.

Cuộc khủng hoảng nông nghiệp và mất việc làm trong sản xuất nông nghiệp đã gây ảnh hưởng nặng đối với cộng đồng nông thôn và hậu quả là tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực nông thôn tăng cao, thu nhập của nông dân giảm.Trước những thay đổi đó, các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách thức mới - cách phi truyền thống để duy trì sự phát triển nông thôn. Một trong những cách thức đó là đưa hoạt động du lịch vể địa bàn này. Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn bởi trước đó nông thôn không được du lịch "để mắt" tới.

Du lịch không chỉ mang lại thu nhập, tạo ra việc làm mà còn tiêu thụ khá lớn các sản phẩm nông nghiệp, nông sản. ở các tiểu bang VVyoming, Montana và Idaho của Mỹ, số lượng nông trang thân thiện đã tăng nhanh trong giai đoạn1985 -1990. Các đơn vị vận chuyển, các hãng du lịch bắt đáu quan tâm đến việc đưa khách du lịch đến các vùng quê xa xôi. ở giai đoạn này du lịch nông thôn mới sơ khai với các hình thức thăm nông trại, mua đổ nông sản...

Tuy vậy, hiệu ứng tích cực của loại hình du lịch mới mẻ này đã nhanh chóng lan tỏa trên toàn thế giới với sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ các nước vể chính sách vĩ mô như quy hoạch, tài chính, luật pháp, thương mại và quảng cáo. ở nhiều quốc gia, sáng kiến về phát triển du lịch nông thôn đã được đưa ra bởi chính phủ. Như Pháp có sáng kiến vể dự án "nhà nghi nông thôn", Anh đẩu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và hỗ trợ tài chính cho nông dân phát triển các trang trại du lịch.

Còn tại Australia, du lịch nông thôn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, trong đó du lịch trang trại là một phân khúc kinh tế quan trọng trong nông nghiệp và du lịch vùng nông thôn. Để phát triển loại hình du lịch này, Australia đã tiến hành xây dựng năm chiến lược du lịch nông thôn bao gồm: xây dựng thương hiệu "kỳ nghi ở trang trại"; phân loại chất lượng trang trại (chất lượng nông sản, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng dịch vụ); tập trung vào sự khác biệt và đặc trưng cung cấp cho thị trường mục tiêu (kỳ nghi ở trang trại hữu cơ, trang trại dành cho trẻ em, trang trại cho người khuyết tật, trang trại rượu vang...); hợp tác các bên liên quan; tiếp thị và quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Tại Italia, du lịch trang trại cũng được chú trọng phát triển. Các trang trại phục vụ lưu trú, chế biến và thưởng thức ẩm thực đặc sản của trang trại, đạp xe tham quan trang trại và cảnh quan nông thôn, tour giáo dục lịch sử nông thôn hoặc sản xuất nông nghiệp, hoạt động dành cho trẻ em và gia đình... Nhiều trang trại còn hướng đến việc trải nghiệm thực tế cho du khách bằng việc hướng dẫn tham gia quá trình làm sản phẩm nông sản, chế biến thực phẩm, thức ăn, thu hoạch trái cây...

ở châu Á, du lịch nông thôn cũng có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Thái Lan...

Có thể khái quát về du lịch nông thôn gổm rất nhiều hoạt động, phương tiện và dịch vụ được cung cấp bởi người nông dân và người dân nông thôn để thu hút khách du lịch tới vùng nông thôn và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho họ.

Một sô' mô hình du lịch nông thôn tại Việt Nam thời gian qua

Tại Việt Nam, du lịch nông thôn đã phát triển ở nhiểu địa phương và bước đẩu khẳng định được vai trò, hiệu quả kinh tế mang lại. Mô hình du lịch nông thôn thành công điển hình là mô hình du lịch dựa vào cộng đổng tại Lào Cai; du lịch nông nghiệp tại An Giang; du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Lạt; du lịch văn hóa cộng đồng tại Lạc Dương, Lâm Đồng; du lịch làng nghề rau"một ngày làm nông dân" ỞTrà Quế, Hội An... đã khuyến khích nhiều hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch phục vụ du khách. Không chi là hoạt động tham quan du lịch thuần túy, du khách đến đây sẽ trực tiếp lội ruộng, xách nước, tưới rau cùng nhiều công việc như một người nông dân thực thụ.

Một số địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển khá mạnh mô hình này với du lịch thăm vườn, ăn - nghỉ cùng người dân và tham gia thu hoạch - chê' biến trái cây; đánh bắt cá cùng ngư dân, học chế biến thức ăn, nấu ăn...

Người dân địa phương trên địa bàn không những được tiếp cận các kỹ năng về du lịch, giao tiếp, phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách mà còn kết hợp du lịch với nghề truyền thống của họ, tăng đáng kể nguồn thu nhập.

Nhiều dịch vụ phát triển cùng với đó như mua sắm nông, đặc sản của địa phương, tham quan vùng nông thôn, nâng cao chất lượng nông sản đầu ra và chất lượng phục vụ khách du lịch. Thông qua các hoạt động sản xuất và du lịch, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, thu hút các dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, quảng bá mạnh mẽ hơn tính đa dạng phong phú hấp dẫn của Du lịch Việt Nam đến các thị trường quốc tế và trong nước.

Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương, chứng minh được tính bển vững trong khai thác phát triển du lịch lấy cộng đồng địa phương là chủ thể chính trong phát triển du lịch.

Cơ hội để phát triển bền vững vùng nông thôn

Từ những mô hình du lịch nông thôn trên thê' giới trên có thể thấy phát triển du lịch nông thôn ở các quốc gia đều dựa vào mô hình du lịch trang trại, du lịch văn hóa để phát triển kinh tế vùng nông thôn. Du lịch nông thôn chú trọng vào yếu tố trải nghiệm, theo các chủ đề gắn với các thị trường mục tiêu khác nhau. Có chiến lược phát triển du lịch nông thôn cụ thể. Có tiêu chí phân loại và cấp giấy phép kinh doanh các trang trại phục vụ du lịch. Chú trọng hợp tác các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Du lịch nông thôn là một thị trường du lịch nhỏ nhưng lại có đóng góp lớn trên nhiểu khía cạnh, mang lại lợi ích kinh tế như: tạo ra việc làm, đa dạng việc làm với các kỹ năng mới; tăng thu nhập; giảm di cư nông thôn; tạo sức sống mới cho nền kinh tế nông thôn; tạo ra thị trường ngách mới cho các sản phẩm nông nghiệp và mở rộng các cơ sở kinh tế nông thôn; thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt thu hút đẩu tư vào sản xuất nông nghiệp và du lịch tại các vùng nông thôn; thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đổng thời tạo ra nhiều lợi ích vể văn hóa - xã hội, môi trường như bảo tồn phát huy giá trị di sản, cảnh quan, khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề, đặc biệt đối với vùng nông thôn còn kém phát triển, vùng sâu vùng xa. Quản lý du lịch nông thôn hiệu quả có thể đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ kinh tế nông thôn và cộng đồng địa phương và trở thành một trong những lực lượng chính ảnh hưởng đến phát triển bển vững. Phát triển du lịch nông thôn bển vững cắn có sự định hướng vể các dịch vụ như lưu trú, tham quan, mua sắm, trải nghiệm, chất lượng phục vụ, nguổn vốn, tiếp thị du lịch, xây dựng hình ảnh riêng... do đó rất cần sự hổ trợ của các Ban, ngành liên quan.

Tóm lại, phát triển du lịch nông thôn có nhiều lợi ích gắn với lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn sẽ mang lại nhiéu cơ hội cho vùng nông thôn để củng cố nền kinh tế nông thôn, đồng thời nâng cao và duy trì chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Nếu du lịch nông thôn được quản lý và định hướng khai thác tốt sẽ giúp cho các vùng nông thôn có thể đa dạng được các hoạt động du lịch dựa trên tài nguyên nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực này.H

Tài liệu tham khảo

Irshad, H. (2010). Rural tourism-an overview. Rural Development Division, Government oỉAlberta, Canada.

Shu-Tzu Chuang - Residents'Attitudes Toward Rural Toưrism in Taìwan: a Comparative Viewpoint. International Journal oíTourísm Research. Int.l Tourìsm Res (2013)

                                                       Nguồn: DU LỊCH VIỆT NAM / số 8.2016; tr 48 - 49

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5840788 - Online: 39