›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 19/09/2016 09:58:27 GMT+7 | lượt xem: 712

Phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đổng theo hướng bền vững

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, sản xuất tiếp tục tăng trưởng ổn định theo hướng nâng cao chât lượng và giá trị. Tuy nhiên hoạt động của Ngành còn có những hạn chế, như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, giá thành sản xuất các sản phẩm nông nghiệp còn cao... Bởi vậy, để nông nghiệp Tỉnh phát triển bền vững hơn thì cần những giải pháp đồng bộ.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Theo số liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng năm 2015, tổng giá trị sản xuất của ngành (giá so sánh 1994) đạt 18.431 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ, trong đó, ngành nôna nghiệp đạt 17.856 tỷ đồng, thủy sản đạt 119 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 275 tỷ đồng. Bình quân cả giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 8,24% (Bảng).

Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích thu hoạch đến năm 2015 đạt 145 triệu đồng/ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2010, vượt 20% so với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Cơ câu ngành nông nghiệp đến hết năm 2015 chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp 97,4%, lâm nghiệp 1,67%, thủy sản 0,93%. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2015: trồng trọt 81,4%; chăn nuôi 15,5%; dịch vụ 3,1%.

Đến hết năm 2015, tổng diện tích gieo trồng toàn Tỉnh đến hết năm 2015 đạt 344,5 nghìn ha, tăng 12% so với năm 2010, trong đó cây hàng năm là 122.424 ha (lúa 31.959 ha; ngô 13.883 ha, rau 57.481 ha, hoa 7.701 ha...); cây lâu năm 222.120 ha (cà phê 152.636 ha, chè 21.333 ha, điều 15.682 ha, cây ăn quả 13.155 ha). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 235 ngàn tấn, sản lượng rau, đậu

các loại khoảng 2 triệu tấn, hoa các loại 2.671 triệu cành, cà phê 410 nghìn tấn, chè búp tươi 229 nghìn tấn, điều 14,3 nghìn tấn.

Lĩnh vực nông nghiệp được khẳng định là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của Lâm Đồng, do vậy Chương trình Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Tỉnh đặc biệt chú trọng. Toàn Tỉnh hiện có 43.084 ha sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chiếm 16,5% diện tích đất canh tác. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; năng suất giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao tăng 25%- 30%, giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu.

Bên cạnh đó, toàn Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, nhất là đối với các cây trồng chủ lực, cơ bản phù hợp với điều kiện sinh thái và phát huy được lợi thế của từng vùng. Nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào phát triển trong sản xuất đại trà (như: các giông rau, hoa mới, cây dược liệu, ca cao, mắc ca).

Sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng đang chuyển dần theo hướng đạt các chuẩn mực về an toàn, các mô hình liên kết trong sản xuât nông nghiệp đang có xu hướng phát triển. Hiện toàn Tỉnh có khoảng 1.800 ha cây trồng được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP) trên 40.000 ha cà phê được chứng nhận UTZ, 4C; 760 con bò sữa, 13.000 con heo, gà được cấp VietGAHP.

Ngoài ra, Lâm Đồng cũng chú trọng đến phát triển hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn Tỉnh đã đầu tư khoảng 

63 công trình thủy lợi, bao gồm: 44 hồ chứa, 07 kênh tiêu, 02 trạm brtm và 05 kè. Trong đó, nhiều công trình thủy lợi lớn, phục vụ sản xuất tại các vùng trọng điểm được tiếp tục đầu tư, như: Công trình thủy lợi Đạ Lây, Đạ Đờn, Tuyền Lâm - Quảng Hiệp, Đạ Tẻh, hồ Đông Tây Di Linh... Hệ thống kênh mương tiếp tục được kiên cố hoá (toàn Tỉnh hiện có 973,15 km kênh mương). Đến nay, diện tích cây trồng được chủ động tưới là 141 nghìn ha, đạt 58,5% so với tổng diện tích gieo trồng cần tưới, tăng 25.500 ha so với năm 2010.

Bên cạnh đó, đã có 252 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tỷ ]ệ 85%. Trong đó, nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam 02 của Bộ Y tế đạt 16,9%. Nhìn chung các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung được đầu tư xây dựng đúng mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn. Các công trình cấp nước sạch nông thôn đã góp phần to lớn vào công tác nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho người dân nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồnơ bào dân tộc thiểu số.

Đường giao thông nông thôn tiếp tục được cải thiện, trong 5 năm toàn Tỉnh đã xây dựng được khoảng 890,8 km đường giao thông nông thôn (làm mới 652,8 km, nâng cấp, sửa chữa 238 km), đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 978 m cầu và khoảng 744 m cống.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới được Tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Việc triển khai thực hiện chương trình đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ Tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân, vai trò chủ thể của người dân được khẳng định, nhân dân đồng thuận, hưởng ứng và tích cực tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên. Đến hết năm 2015, toàn Tỉnh có 43 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí, huyện Đơn Dương đạt huyện nông thôn mới, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2015 và giai đoạn 2011-2015, nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là:

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, còn nặng về trồng trọt, tỷ trọng ngành chăn

nuôi và dịch vụ còn quá thấp (chăn nuôi 15,5%, dịch vụ 3,1%), tốc độ tăng trưởng có XII hướng chậm lại do bị giới hạn của năng suất và diện tích canh tác.

Thứ hai, giá thành sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp còn cao, nguyên liệu đầu vào chưa chủ động, chủ yếu phải nhập khẩu, thói quen sử dụng quá nhiều nguyên liệu đầu vào chưa được khắc phục, mức độ ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong khâu chăm sóc và thu hoạch còn rất thấp. Tỷ lệ nông sản qua chế biến còn thấp.

Thứ ba, công tác đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm. Kinh tế tập thể tăng nhanh về số lượng, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa tương xứng với vai trò là thành phần kinh tế chủ đạo theo định hướng của Đảng. Kinh tế hộ nhỏ lẻ, mộng đất sản xuất manh mún đang ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, trong khi đó hợp tác và liên kết chậm phát triển.

Thứ tư, ô nhiễm môi trường tăng, nhiều tài nguyên bị khai thác quá mức. Tinh trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng, chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung... tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh. Bên cạnh đó, mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cao trong những năm gần đây dẫn đến tình trạng suy giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên động vật quí hiếm, nguồn nước ngầm suy giảm do bị khai thác quá mức.

Thứ năm, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quôc gia Xây dựng Nông thôn mới chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong Tỉnh, một số địa phương, cơ sở còn nóng vội, đầu tư dàn trải, đời sống của một bộ phận nông dân vẫn còn gặp khó khăn.

 

CẦN LÀM GÌ   

ĐÊ NÔNG NGHỊỆP lâm đong

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Kế hoạch hướng tới phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng bền vững theo 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường là: Thực hiện tái cơ câu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao và hiệu quả; Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và môi trường bền vững.

Định hướng đến năm 2025, phấn đâu chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 63%- 65%, chăn nuôi 28%-30%, dịch vụ 5%- 7%. Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, Lâm Đồng cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, đay mạnh thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nônẹ nghiệp hiện đại, gia tăng giá trị và hiệu quả, Giai đoạn 2016­2020, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của địa phương. Trong đó, tập trung áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng suất, chất lượng rau, hoa, phấn đấu đến năm 2020, toàn Tỉnh có khoảng 15.000 ha rau và 2.800 ha hoa ứng dụng công nghệ cao. Bên canh đó, khai thác có hiệu quả thương hiệu rau, hoa Đà Lạt; mở rộng thị trường rau hoa cao câp, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, như: Nhật Bản, Mỹ, châu Âu nhằm đem lại giá trị gia tăng cao; phấn đấu đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm sản xuất, cung ứng rau, hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có 50% diện tích rau được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.

Hai là, phát triển nông thôn và thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới. Tập trung xóa đói giảm nghèo, tích cực xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020 có ít nhất 90 xã và 8/10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Lâm Đồng đạt chuẩn tỉnh nông thôn mới. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%, trong đó có 30% đạt tiêu chuẩn nước sạch. Giảm tỷ lệ nghèo ở nông thôn xuông dưới 2%/năm vào năm 2020 và dưới 1 % vào năm 2025.

Ba là, phát triển kết cẩu hạ tầng nônq nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống và glềm nhẹ thiên tai. Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xiiất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế; góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững của toàn ngành. Trone đó, tập trung đầu tư các công trình thuỷ lợi trọng điểm: Hồ chứa nước Đạ SỊ, KaZam, Đông Thanh, Ta Hoét; M' Răng, Hiệp Thuận, Đạ Trang... Đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, trước mắt là 16 côn? trình mất an toàn cao trong đó trọng tâm là thực hiện dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập thuộc nguồn vốn ODA (WB8). Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2010-2020 để tăng cường năng lực, kỹ năng ứng phó với thiên tai của người dân nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bốn lù, thúc đấy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh. Thời gian tới, Lâm Đồng cần ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giông chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp CÔI1£ nehệ cao. Tập trung nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có tính ổn định cao, thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Năm là, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. Tỉnh Lâm Đồng cần tích cực triển khai các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tranh thủ thời cơ và vượt qua thách thức để thúc đẩy ngành nông nghiệp của Tỉnh tiếp tục đạt được nhiều bước đột phá trong thời gian tới. Trong đó, cần đẩy mạnh các hình thức liên kết trong sản xuất, như: liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ, liên kết giữa người sản xuất với đơn vị cung ứng vật tư đầu vào... Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hô trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho địa phương, đặc biệt là chứng nhận nguồn gốc xuất xứ đôi với các sản phẩm đặc thù, có lợi thê để gắn kết phát triển du lịch và đẩy mạnh xuất khẩu.o

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (2015). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm tìồniị năm 2015

Mai Văn Bảo (2015). Lâm Đồng hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, truy cập từ http://www. nhandan.com. vn/kinhte/thoi_su/item/27759402-lam-dong-huong-den-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html

     Nguồn: Kinh tế và dự báo; số 21; 09/2016; tr 71 - 73

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5860628 - Online: 162