›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 10/04/2017 02:59:49 GMT+7 | lượt xem: 2749

Ngọn lửa thiêng cho Đà Lạt

Đất trời Đà Lạt luôn được tô điểm bởi muôn sắc hoa. Nếu cuối thu, vàng ươm nắng dã quỳ, thì đầu xuân rực rỡ mai anh đào. Mai anh đào nở bừng trên không, dọc các đường phố, phô phang sức sống mãnh liệt tươi hồng.

Năm nay, rất tiếc lại xảy ra một "sự cố" thời tiết bất ngờ. Hoa đào không nở kịp, nên đã lỡ hẹn một lễ hội đầu tiên do thành- phố Đà Lạt tổ chức, dự kiến vào tháng 2/2017. Nhưng tháng 3 về, hoa lại rực hồng, dù có chút muộn màng nhưng hoa rất đẹp, vơi bớt những nuối tiếc đã qua.

Màu hoa như ngọn lửa thiêng, vươn lên không trung nhuộm hồng những luồng gió tê buốt thổi về. Màu lửa ấy có sức quyến rũ mê đắm hồn người, và ẩn chứa trong nó sự lan tỏa mênh mông, chảy tràn dòng dung nham khí hậu ấm áp. Sự ấm áp đối trị với đông chí và lay động từng giác quan cảm xúc...

Những ngày này, tôi thường vác máy đi lang thang các cung đuòng, lắng nghe hoa đào nở, và nói với mai anh đào rằng" hạnh phúc có khi chỉ cần nhìn hoa nở là đủ". Thật không ngoa, nếu bạn bỏ ra một chút lặng lẽ để "nghe ngóng" hoa đào nở .Cảm giác bâng khuâng ấy chỉ thoáng chốc, và chỉ có người thưởng ngoạn mới hiểu rõ chính mình mà thôi. Quả vậy, có ngưòi đi xa Đà Lạt mấy mươi năm chưa trở về, người ấy không tin hoa anh đào Đà Lạt lại có sức sống bạo liệt như vậy. Người ấy nói, Đà Lạt không còn xứng vói tên gọi thành phố hoa anh đào nữa, bởi theo họ thì "chỉ còn sót lại một vài cội mai già đây đó còm cõi, không đủ súc nở hoa...". Thật buồn khi ngưòi ấy không, hoặc chưa có dịp nhìn thấy hoa anh đào Đà Lạt nhuộm hồng sắc mai phố núi. Với tôi, những lang thang thả hồn cùng loài cây này, tôi được cái hạnh phúc nhìn thấy cây mai anh đào nào cũng có dáng nghệ sĩ, khi nghiêng xòa trên mặt hồ phả lạnh, khi cong cong bên ngõ trái nhà ai, khi thon thả như một thiếu nữ đứng trước một dinh thự mờ rêu. Và nhiều nữa, những dáng dấp nữ tính của phố hoa không thể nói hết đưọc.

Đà tạt có lẽ là thiên đưòng cho các loài hoa, cũng là thiên đường cho mai anh đào đua sắc thắm. Nó đưọc nhân lên "rừng hoa" là khi bung nở hết mình trên các đưòng phố trung tâm, và các khuôn viên, biệt thự, công sở. Không những thế, nó còn len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẹp của thành phố ngàn hoa; hòa mình vào cuộc sống vất vả của khu dân cư, xóa tan cái giá lạnh của đồng tiền lao động còm cõi. Mai anh đào thành đặc trưng của mọi nhà, mọi ngưòi không phân biệt. Các cô cậu tuổi teen và du khách thường chọn đường ven bờ hồ Xuân Hương, đường Trần Hưng Đạo, có biệt thự cổ Cadasa để lên hình úp vào Facebook. Điều đó nhắc nhở với thế giới rằng, mai anh đào vẫn tồn tại và tỏa hương trên xứ sở của Cao nguyên Lâm Viên. Ngọn lửa ấy vẫn cháy, nghĩa là xứ ngàn hoa luôn có sức sống mới, dù xuất xứ của loài hoa này còn đôi chút mơ hồ. Nếu kỹ sư Lương Văn Sáu là ngưòi đem cây phương tím về Đà Lạt trồng trong những năm 1962, thì theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hai, một Việt kiều gốc người Đà Lạt cho biết, bố ông là cụ Nguyễn Thái Hiến người gốc Nghệ An vào định cư ở Đà Lạt từ năm 1927. Cụ Hiến từng giữ chức: Giám thị lục lộ, là người trồng cây cảnh trong các khuôn viên, dinh thự. Trong lúc làm việc, cụ phát hiện tại khu rừng gần ấp Tân Lạc có những cây hoa, vừa giống mai, vừa giống đào, cụ đã đem về trồng dọc theo các đưòng phố trung tâm hành chánh Đà Lạt. Theo các nhà nghiên cứu chuyên môn, Đà Lạt là vùng đất đang sở hữu nhiều giống mai anh đào, trong đó đặc trưng hơn cả là giống "mai anh đào Đà Lạt". Đọc trên mạng internet, mai anh đào Đà Lạt (Prunus Cesacoides) có thân thuộc giống đào mận (chi Prunus), nhưng hoa thì lại thuộc hoa đơn năm cánh giống hoa mai (chi Cerasus). Có giả thiết cho rằng mai anh đào là loài cây di thực từ nước ngoài vào. Nhưng người ta vẫn nghiêng về giả thiết khẳng định cây mai anh đào là loài cây bản địa. Do vậy, mai anh đào được gắn vói Đà Lạt thành "mai anh đào Đà Lạt", và đã trở thành thương hiệu duy nhất không thể lẫn vói noi nào khác. Cho nên cái danh "xứ sở hoa mai anh đào" đưọc truyền tụng trong thi ca, nhạc họa vẫn còn nhiều bí ẩn trong câu chuyên của lưu dân khai hoang lập ấp. Theo tìm hiểu các tài liệu thự: vật, và cuộc di thục của các loài hoa quỷ từ nuót ngoài vào Việt Nam, thì không có tên "mai anh đào". Từ đó, có thể khẳng định chắc chắn rằng, mai anh đào là cây hoa bản địa của riêng Đà Lạt, không thể khác.

Được phong làm sứ giả mùa xuân ở Đà Lạt thì có nhiều loài hoa nhậm chức: như hoa dã quỳ, hoa ban w... trong đó có mai anh đào lộng lẫy sắc hồng y. Hàng năm, khi con mưa cuối mùa dứt hẳn, đất tròi chuyển màu hanh hao, mai anh đào trút bỏ chiéc áo màu cỏ úa trên thân, giơ cánh tay trơ trọi, khẳng khiu bấu vào mây trắng la đà. Và khi làn heo may bất chọt thổi buốt manh áo cụ già, là lúc mai anh đào bừng tình giấc ngủ đông vùi vập, trên những cành nâu bật nở chùm hoa thao thiết báo hiệu xuân về. Cảnh ngắm mai anh đào bừng nở thật là ấn tưọng. Cả phố núi qua một đêm ngái ngủ, bỗng thay sắc hồng y, màu áo ấy khó chìm trong sưong mù lãng đãng, mà ngược lại pha sắc sương mù làm nên một màu có sức hút kỳ lạ, nao núc và ngây ngất lòng ngưòi khó quên. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên có lẽ là người "thấu thị" nhất về mai anh đào khi ông viết "Ai lên xứ hoa đào" rằng: "Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai...Thật vậy, cái màu hoa không chỉ là niềm tự hào của người Đà Lạt, mà còn là những hoài niệm khó phai: "Hôn Đà Lạt, hãy hôn thật đậm / Đừng để phai từng cánh hoa đào..." (thơ NTN)...

Trải bao thăng trầm, phế hưng của miền đất lạnh, người dân Đà Lạt không thể nào quên hình ảnh cây mai anh đào nở trong giá rét. Nó là sứ giả, nó là già làng bản địa, dung hợp hài hòa với không gian "vương quốc" các loài hoa. Và lạ lùng hon nữa, màu sắc hồng tinh khôi của nó khiến Đà Lạt dịu lành, trong sáng và lãng mạn hơn trong cơn mua phùn không ưót áo rắc xuống "thành phố buồn" những rung cảm riêng tư. Riêng tôi, những lang thang se sắt cùng mai anh đào, là hạnh phúc nhỏ nhoi mà tôi có đưọc, vói niềm tin hoa chỉ nở vào mùa xuân; và cái màu lửa thiêng ấy, chỉ biết làm ấm lên trong mỗi sóm mai lạnh giá, hay trong mỗi cuộc đòi côi cút cũng vậy thôi...

Đường hoa mai anh đào ờ xã Xuân Thọ (Đà Lạt)

Tản văn của Nguyễn Thánh Ngã

Nguồn: Tiền Phong; số 92; chủ nhật 2/4/2017; tr 8



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5691302 - Online: 42