›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 07/11/2016 02:56:07 GMT+7 | lượt xem: 758

Lâm Đồng phát triển loại hình du lịch mạo hiểm

LTS: SỰ GIA TĂNG NHANH CHÓNG LƯỢNG DU KHÁCH THAM GIA DU LỊCH MẠO HIỂM Ở NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG ĐANG ĐẶT RA YÊU CẨU CẤP THIẾT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÁC HOẠTĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO DU KHÁCH, HẠN CHẾTỐI ĐA NHỮNG TAI NẠN ĐÁNG TIẾC XẢY RA. ĐỂ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH MẠO HIỂM, MỚI ĐÂY TỔNG CỤC DU LỊCH (TCDL) PHỐI HỢP VỚI UBNDTỈNH LÂM ĐỔNG TỔ CHỨC HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN CHO DỰ THẢO "QUY CHẾ TẠM THỜI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH MẠO HIỂM". TẠP CHÍ DU LỊCH TRÍCH ĐĂNG THAM LUẬN CỦA PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (VHTTDL) LÂM ĐỔNG NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC VẼ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LÂM ĐỔNG.

Nằm trên cao nguyên Lâm Viên với độ cao khoảng 1.500m so với mặt biển, Đà Lạt - Lâm Đồng không chỉ là nơi du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ trong lành, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn hấp dẫn du khách vì nhịp sống nhẹ nhàng dễ chịu, con người thân thiện, hiền hòa, mến khách.

Nắm bắt được nhu cầu của du khách, thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Lâm Đổng đã tiến hành khảo sát hệ thống sông suối, thác nước, rừng, núi đá... để xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm; nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng; tổ chức cho hướng dẫn viên tham dự các khóa đào tạo do các cơ sở đào tạo, tổ chức trong và ngoài nước đào tạo; phối hợp với ban quản lý các khu, điểm du lịch tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm hấp dẫn phục vụ du khách như: đu dây vượt thác (tại khu du lịch thác Đatanla), leo vách đá (tại khu du lịch Langbiang), chèo xuồng kayak (tại khu du lịch hổ Tuyền Lâm), đi bộ băng rừng (tại hổ Tuyển Lâm, thác Đatanla, Lang Biang, thác Hang Cọp, vườn quốc gia Bidoup Núi Bà), xe đạp địa hình (tại Langbiang, hồTuyền Lâm), dạo bộ leo núi trong rừng (tại Langbiang, hồTuỵền Lâm, Núi Voi, thác Hang Cọp)...

Bước đấu, du lịch mạo hiểm đã thu hút khá đông du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, qua đó góp phẩn vào phát triển ngành Du lịch tại địa phương.

 

Tuy nhiên, hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm còn nhiều bất cập và tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn như tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, chưa có tính chuyên nghiệp. Nguyên nhân do du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch mới du nhập vào Việt Nam và phát triển nhanh trong khi chưa có văn bản pháp lý quy định cụ thể đối với hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch mạo hiểm; chưa có quy định về kỹ thuật chuyên ngành để làm căn cứ thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật, độ an toàn của các trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng cho hoạt động du lịch mạo hiểm; chưa có cơ sở đào tạo, tổ chức nghể nghiệp đào tạo chuyên sâu đối với hoạt động du lịch mạo hiểm, gây khó khăn cho công tác đào tạo, bổi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm...

Nhận thấy được vấn để nêu trên, ngoài việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp lữ hành củng như Ban Quản lý các khu, điểm du lịch triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đổi cho du khách khi tham gia các chương trình du lịch mạo hiểm; Sở VHTTDL Lâm Đồng đã tham mưu UBND tinh ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 vể việc Quỵ định tạm thời vể quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đổng, trong đó quỵ định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị quản lý địa điểm tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm.

Để triển khai quy định này, trách nhiệm của SỞVHTTDL là hướng dẫn đơn vị quản lý địa điểm tổ chức và doanh nghiệp tổ chức, kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý để được cấp phép theo quy định; xây dựng khung chương trình, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đối với hoạt động du lịch mạo hiểm (phù hợp với từng loại hình) cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm;thành lập đoàn thẩm định chương trình du lịch mạo hiểm của đơn vị tổ chức trước khi đưa vào phục vụ du khách; phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện và thành phố thường xuyên theo dõi, giám sát, thanh kiểm tra hoạt động tổ chức và kính doanh du lịch mạo hiểm của các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị quản lý địa điểm tổ chức nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.

“Lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng tăng đều qua từng năm, đặc hiệt lượng khách quốc tế đã có sự tăng trưửng vượt bậc. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng khách quốc tế đạỉ 212.400 lượt, tăng 67% Sũ với cùng kỳ năm 2Q15.”

Đối với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức và khai thác kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm, ngoài việc tuân thủ những quy định của UBND tỉnh về điểu kiện thủ tục pháp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; nguổn nhân lực; thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn... thì chương trình du lịch mạo hiểm trước khi đưa vào phục vụ cho du khách phải phối hợp với đơn vị quản lý địa điểm tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực địa, xây dựng quy trình vận hành cho hợp lý với điểu kiện thực tê' và báo cáo Sở VHTTDL để thẩm định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách trong quá trình tổ chức.

Đối với đơn vị quản lý địa điểm tổ chức chương trình du lịch mạo hiểm phải thực hiện nghiêm túc quy định về việc chỉ ký hợp đồng với các doanh nghiệp lữ hành đã được Sở VHTTDL cấp văn bản xác nhận đủ điều kiện tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm; đồng thời, xây dựng phương án cứu hộ cứu nạn, bố trí lực lượng cứu hộ thường trực tại những khu vực nguy hiểm để kịp thời ứng cứu khi có tai nạn xảy ra đối với du khách.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành và đơn vị quản lý địa điểm tổ chức phải thường xuyên nhắc nhở du khách tuân thủ hướng dẫn của hướng dẫn viên khi tham gia chương trình du lịch mạo hiểm và nội quy tại địa điểm tổ chức để tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tuy nhiên, các hoạt động nói trên mới chỉ mang tính chất tạm thời do hiện tại, hoạt động kinh doanh du lịch mạo hiểm đã bắt đẩu phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước. Do vậy, để phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, giúp hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm đi vào nể nếp, phù hợp với Luật Du lịch và các văn bản pháp lý khác, Bộ VHTTDL cần sớm xây dựng, ban hành Quy định chung về việc quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm để làm cơ sở pháp lý triển khai công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức và kinh doanh trên địa bàn cả nước, hạn chê' thấp nhất những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đổi với du khách khi tham gia các hoạt động du lịch mạo hiểm.

Ngoài ra, cần xây dựng khung chương trình đào tạo, cấp phép cho các cơ sở đào tạo trong nước tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm; ban hành bộ tiêu chuẩn chung để thẩm định độ an toàn của các trang thiết bị chuyên dụng của loại hình du lịch mạo hiểm cũng như quỵ định đơn vị có chức năng thẩm định các trang thiết bị chuyên dụng dành riêng cho loại hình du lịch mạo hiểm...

Phó Tổng cục trưởng TCDL Ngô Hoài Chung: việc ban hành văn bản pháp luật đê điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này là cần thiết, góp phần giải quyết những khó khăn trong quá trình quản lý, tổ chức khai thác và tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm của các cơ quan, đơn vị tổ chức và khách du lịch.

TCDL sẽ tiếp tục gửi lấy ý kiến các Sở VHTTDL, Sở Du lịch, các khu điểm du lịch, các Ban, ngành liên quan và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch mạo hiểm để hoàn chỉnh Dự thảo báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét, quyết định; đồng thời, tham mưu Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Thông tư về việc hướng dẫn quản lý hoạt động này, làm căn cứ cho các địa phương chủ động xây dựng và ban hành Quy chế quản lý phù hợp với điều kiện tại địa phương.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Phó Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng 

                                                                            Nguồn:DU LỊCH VIỆT NAM/số 10.2016; Tr 46 - 47

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5814127 - Online: 444