›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ hai, ngày 12/12/2016 02:53:04 GMT+7 | lượt xem: 732

Lâm Đồng - Nơi hội tụ những tiềm năng

Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa - cùng với những mặt hàng nông sản thế mạnh và dịch vụ du lịch chất lượng cao, tỉnh Lâm Đồng có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế.

                                                             Đồi chè ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Trong những năm qua, Lâm Đổng đã phát triển mạnh mẽ trên nhiễu lĩnh vực, theo hướng bển vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường như: nông nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh, an sinh xã hội...

Thiên đường du lịch

Lâm Đồng hiện có trên 22.000ha rừng phòng hộ môi trường cảnh quan Đà Lạt - Đơn Dương, thuần loại là rừng thông tạo nên một sinh cảnh đẹp cho Đà Lạt; trên 2.000 dinh thự kiến trúc cổ nổi tiếng. Đặc biệt, Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt nằm trong top 1.000 kiến trúc độc đáo nhất của thế giới trong thế kỷ XX... Tại đây còn có 7 thác nước là danh thắng cảnh cấp quốc gia, 7 hồ lớn có sinh cảnh đẹp...

Ngoài ra, Đà Lạt - Lâm Đồng đang sở hữu nhiều văn hóa phi vật thể, trong đó UNESCO đã công nhận không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên, Mộc bản Triều Nguyễn và Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Langbiang. Đà Lạt còn được Thủ tướng chính phủ công nhận là thành phố Festival Hoa với nhiều loài hoa đa dạng, phong phú, không chỉ các loài hoa bản địa mà cả các loài hoa nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tại đây, các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa cho địa phương phát triển du lịch.

Cơ sở vật chất hình thành nhiều loại hình du lịch và dịch vụ là tiềm năng và cơ hội thu hút một lượng lớn du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng hàng năm. Năm 2015, Lâm Đồng đón 5,2 triệu lượt khách, trong đó trên 250.000 lượt khách quốc tế; 9 tháng đầu năm 2016, Lâm Đồng đón 3,963 triệu lượt khách, trong đó 212,4 nghìn lượt khách quốc tế; doanh thu đạt 5.304 tỷ đổng.

Tiềm năng từ nông lâm nghiệp

Với trên 270.000 ha diện tích đất nông nghiệp, có khí hậu ôn hòa nhiệt đới, tỉnh Lâm Đổng dẫn đầu cả nước về số lượng sản xuất nông nghiệp như vùng chuyên canh chè - rộng 23.580 ha với sản lượng chè búp tươi đạt 237.000 tấn/năm và 54.000 ha rau các loại - đạt sản lượng trên 2 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, Lâm Đồng còn có vùng chuyên canh hoa trên 7.450 ha, sản lượng trên 2,5 tỷ hoa cắt cành/năm. Dâu tằm với diện tích trên 4.800 ha, sản lượng trên 60.700 tấn lá tươi/năm; Atiso diện tích 147 ha sản lượng trên 2.200 tấn/năm. Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Lạt - Lâm Đồng còn có điều kiện để phát triển các loài cây dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm và phát triển nghề nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi với sản lượng trên 1.000 tấn/năm.

Không chỉ vậy, Lâm Đồng còn đứng đầu cả nước trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích hơn 43.000 ha, chiếm gần 16% diện tích đất nông nghiệp, vùng chuyên canh cà phê đứng thứ 2 cả nước với 152.650ha, sản lượng trên 410.000 tấn cà phê nhân/năm, trong đó trên 17.000 ha cà phê Arabica, sản lượng trên 48.000 tấn. Cà phê Arabica của Đà Lạt được tập đoàn Starbucks tại Mỹ đưa vào hệ thống phân phối trên toàn cầu. Bò sữa cũng là tiềm năng cho phát triển công nghiệp chế biến với trên 18.000 con. sản lượng sữa trên 32.000 tấn.

Ngoài ra, Lâm Đồng còn trên 597.690 ha rừng là rừng thông, các loài cây gỗ quý đa dạng với trên 400 loại khác nhau là vùng nguyên liệu phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp và du lịch. Trên địa bàn tỉnh có vườn quốc gia Bidoup Núi Bà rộng trên 700 km2 và vườn quốc gia cát tiên rộng trên 272 km2.

Lâm Đổng là tỉnh miển núi Nam ĩây Nguyên, có độ cao chênh lệch từ huyện Cát Tiên cao 300m đến thành phố Bà lạt cao1.500m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18­25 độ c, diện tích 9.773,54 km2, có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 10 huyện, Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh. Dân số trên 1.260.000 người với 43 dân tộc sinh sống.

Phát triển các thế mạnh đặc thù

Lâm Đồng đang hướng tới phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và phân bón để phục vụ cho những thế mạnh kinh tế đặc thù của tỉnh. Tại đây đã hình thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Lộc Sơn 183ha, khu công nghiệp Phú Hội 109ha. Tỉnh đã quy hoạch 14 cụm công nghiệp, và đang triển khai 5 cụm công nghiệp với quy mô 238 ha.

Theo mục tiêu và định hướng phát triển của tỉnh, đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, với GDP bình quân đầu người đạt và vượt mức bình quân cả nước, có cơ cấu kinh tế hợp lý và hiện đại, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh phấn đấu xây dựng được hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Với vỊ trí giao thông thuận tiện, từ Lâm Đổng có các quốc lộ đi TP. Biên Hòa, TP Hổ Chí Minh, đến cụm cảng Thị Vải - Cái Mép, TP. Phan Rang Tháp Chàm, TP. Buôn Ma Thuột, TP. Nha Trang, đến cảng Cam Ranh, TP. Phan Thiết với cự ly gẩn.

Tại đây cũng có sân bay quốc tế Liên Khương, cách thành phố Đà Lạt 30km vé hướng Nam với hàng chục chuyến bay nội địa mỗi ngày tới thu đô Hà Nội, TP. Hảl Phòng, TP. Vinh, Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nắng, TP. HCM.TP. Cán Thơ và ngược lại.

Lâm Đồng đang tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ 27, 28, 55, đường Trường Sơn Đông, đường Lương Sơn - Đại Ninh, xúc tiến đầu tư đường cao tốc Dẩu Giây - Liên Khương, khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm. Đồng thời, tỉnh cũng đang xúc tiến mở đường bay quốc tế Đà Lạt - Singapore; Đà Lạt - Bangkok (Thái Lan); Đà Lạt - Seoul (Hàn Quốc); Đà Lạt - Phnom Penh (Campuchia) và các đường bay nội địa. Để khuyến khích các hãng hàng không tham gia, Lâm Đổng đang để nghị Bộ Giao thông Vận tải trước mắt cho phép mở đường bay nối tuyến trong  nước như: Đà Lạt - TP. Hồ chí - Minh - Bangkok hoặc Phnom Penh và ngược lại; Đà Lạt - Hà Nội - Seoul và ngược lại.

Bên cạnh đó, theo quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đà Lạt sẽ có quy mô diện tích lên đến 3.359,3 km2. Thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Lạt theo Quyết định 1528/OĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong tương lai, Đà Lạt sẽ trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học đào tạo và chuyển giao công nghệ cấp quốc
gia, trung tâm giao thương và nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...

Trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, Lâm Đổng đang phấn đấu cùng với các địa phương trong cả nước
tích cực, chủ động hơn nữa trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây vừa là thách thức vừa là thời cơ để Lâm Đồng phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong tương lai.

                                                                                            THIÊN LAM

         Nguồn: Thế giới và Việt Nam; số 48 (1 1 92); thứ năm 1/12- 7/1 2/201 6; tr 15



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5870480 - Online: 166