›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ ba, ngày 08/11/2016 08:55:27 GMT+7 | lượt xem: 1056

Du lịch cà phê Đà Lạt thị trường bỏ ngỏ?

Tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cà phê là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo tại Đà Lạt. Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này không những phát huy lợi thế của nền nông nghiệp đặc thù trên vùng đất cao nguyên, khai thác tiềm năng thế mạnh du Lịch nông nghiệp mà còn có triển vọng lớn trong phân khúc thị trường khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày, đồng thời, góp phần quảng bá tích cực hình ảnh Du lịch Đà Lạt đến với du khách trong và ngoài nước.

Việc nghiên cứu sâu nhằm giúp phát triển thị trường đẩy tiềm năng cho Du lịch Đà Lạt. Do đó, bài viết này nhằm mục tiêu phân tích thị trường khách du lịch cà phê tại Đà Lạt để đưa ra những giải pháp thu hút khách du lịch đến Đà Lạt, các định hướng giúp cho các nhà kinh doanh, nhà quản lý khai thác hiệu quả hơn thị trường khách tiềm năng.

Thị trường khách du lịch cà phê tại Đà Lạt

Khách du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cà phê là một trong những sản phẩm khá độc đáo tại vùng đất cao nguyên Đà Lạt. Dựa trên kết quả khảo sát 407 khách du lịch nội địa và quốc tế đến Đà Lạt năm 2015 cho thấy: 97,2% có nhu cầu tham quan các nhà vườn; 82,2% du khách muốn tham gia vào một tour chuyên để nhà vườn, thể hiện những nhu cầu chuyên sâu hơn đối với các hoạt động tại nhà vườn thay vì chỉ tham quan đơn thuần.

Đối với thị trường khách du lịch cà phê, trong số 407 phiếu điều tra hợp lệ thì có 164 phiếu trả lời có nhu cẩu đến tham quan vườn cà phê, trong đó khách nội địa là 78,7%; khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao, lên tới 21,3%. Như vậy, riêng đối với phân đoạn khách du lịch cà phê, đây là cơ hội tốt để thúc đẩy. So với mặt bằng chung về du lịch nông nghiệp,khách du lịch cà phê có trình độ học vấn cao hơn với 65,6% ở cấp đại học và sau đại học,tỷ lệ nam cao hơn nữ, chi tiêu cho chuyến tham quan vườn cà phê của du khách vào khoảng 25USD/khách. Đáng chú ý, tỷ lệ khách muốn quay lại thăm vườn cà phê rất cao: nội địa là 96,9% và quốc tế là 93,9%.
Thời gian lưu lại cũng dài hơn với gắn 60% có ý định lưu lại vườn trên 1 ngày trong đó có 15,7% muốn lưu lại vườn trên 3 ngày.

Ngoài ra, du khách cũng thể hiện mong muốn tham gia các hoạt động khác trong chuyến du lịch cà phê vườn.

Nhìn chung, khách đến tham quan vườn cà phê đều có nhu cầu cao thưởng thức cà phê và nghỉ ngơi, thư giãn. Nhu cầu lưu trú và mua sản phẩm là khác biệt giữa du khách quốc tế và du khách nội địa. Du khách quốc tế quan tâm nhiều đến các hoạt động trải nghiệm tại vườn cà phê như lưu trú, tham gia vào các công việc của nhà nông, tham gia các lớp chế biến, chăm sóc trong khi du khách nội địa quan tâm đến việc mua sản phẩm. Vì vậy, cần có các sản phẩm khác nhau dành cho từng phân đoạn để đáp ứng các nhu cầu cụ thể này.

Kênh thông tin cũng là yếu tố quan trọng cần quan tâm khi phân tích các phân đoạn.

Đối với khách quốc tế, công ty lữ hành và internet là hai kênh tham khảo quan trọng nhất cho chuyến tham quan vườn cà phê. Còn thị trường khách du lịch nội địa, ngoài internet là kênh thông tin phổ biến nhất thì bạn bè, người thân và công ty lữ hành cũng là những kênh thông tin quan trọng không kém của họ. Như vậy, muốn quảng bá các hoạt động du lịch cà phê vườn tại Đà Lạt cần chú trọng xây dựng trang web và ứng dụng các công cụ quảng bá trực tuyến như mạng xã hội, diễn đàn hoặc các chuyên trang du lịch. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác với các công ty lữ hành địa phương.

Một sô mô hình du lịch cà phê tại Đà Lạt

Cà phê chồn Trại Hẩm quy mô 2,4ha, nằm ngay trong nội thành Đà Lạt được phát triển từ năm 2012 với vốn đầu tư khoảng 42 tỉ đồng. Đây là trang trại đầu tiên sản xuất và chế biến cà phê chồn tại Đà Lạt theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ngoài vườn cà phê, khu chuồng nuôi chồn 400 con, trang trại còn có quán cà phê được xây dựng theo phong cách nhà vườn, 2 nhà nghỉ phục vụ khách lưu trú. Mỗi năm trang trại sản xuất trên 200kg cà phê chồn hữu cơ. Doanh thu hàng năm trên 4 tỷ đồng. Từ năm 2013, trang trại bắt đầu kinh doanh dịch vụ du lịch, hiện lượng khách mỗi ngày khoảng 20 - 30 khách. Khách đến tham quan được giới thiệu vể quy trình trồng, chăm sóc, chế biến cà phê chồn, tham quan giới thiệu khu nuôi chồn. Điểm hạn chế là thiên về trình diễn để khai thác du lịch, du khách không có hoạt động trải nghiệm.

Công ty TNHH Là Việt tọa lạc tại số 200 đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, thành phố Đà Lạt. Ngoài diện tích cà phê 20ha, công ty còn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với 21 gia đình khác với diện tích trên 20ha tại Lâm Hà. về du lịch, ngoài việc đón tiếp khách đến thưởng thức cà phê, công ty tổ chức tour chuyên đề cà phê: quy trình chế biến khô, thử rang, xay... giá tour 65USD/người/ngày bao gồm xe đưa đón, ăn trưa, hướng dẫn viên.

Cà phê Nam Ban nằm trên tuyến tham quan chính từ Đà Lạt đi Lâm Hà, Thác Voi. Quán cà phê được xây dựng ngay tại vườn để du khách có thể vừa thưởng thức cà phê vừa ngắm các vườn cà phê bát ngát phía dưới. Đây là một trong các điểm dừng chân của các tour ngoại ô do các công ty lữ hành tại Đà Lạt tổ chức nên thu hút lượng khách rất lớn (khoảng 1.000 khách/tháng). Ngoài ưu điểm vể phong cảnh, giá phải chăng và nằm trên tuyến du lịch hút khách của Đà Lạt, cà phê Nam Ban chưa có hoạt động trải nghiệm.

K’Ho Coffee Lạc Dương nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 15km, được hình thành từ một tổ hợp tác, đến nay K'Ho Coffee Lạc Dương đã thiết lập được một thương hiệu cà phê mới, có trách nhiệm với môi trường thông qua các biện pháp canh tác hữu cơ và chia sẻ lợi nhuận. Với sản lượng hàng năm là 3 tấn cà phê nhân, K'Ho Coffee Lạc Dương bán trực tiếp cà phê đã chế biến ngay tại Langbiang và hạn chế các khâu trung gian. Hiện tại, K'Ho Coffee Lạc Dương bắt đầu triển khai kết hợp cà phê với du lịch sinh thái để giới thiệu về quy trình canh tác cà phê tới các đoàn khách tham quan.

Farm to Cup của HTX cà phê cẩu Đất - Xuân Trường nằm cách Đà Lạt 22km trên tuyến Đà Lạt - Cầu Đất, HTX cà phê câu Đất - Xuân Trường được thành lập vào tháng 8/2015 với 30 thành viên, chuyên trồng và chế biến cà phê chất lượng cao. Với lợi thế vể chất lượng và truyền thống canh tác lâu đời, mô hình du lịch "từ nông trại đến ly cà phê" đã được thiết lập với sự tham gia của các hộ dân trong khu vực. Du khách đến đây có thể trải nghiệm toàn bộ quy trình từ khâu ươm giống đến thưởng thức ly cà phê nguyên chất và tham gia sinh hoạt cùng với người dân bản địa. Hiện tại, mô hình đã đón nhiều đoàn khách quốc tế đến trải nghiệm từ 1 - 3 ngày với giá tour trung bình khoảng từ 20 - 30USD/ngày. Các dịch vụ ăn uống, homestay, hướng dẫn đều do các hộ gia đình tham gia HTX cung cấp. Đây là mô hình thể hiện rõ nhất tính trải nghiệm và tính cộng đổng.

Giải pháp nào đê phát triển?

Có thể thấy, du lịch cà phê có tiềm năng lớn để khai thác phát triển song hiện tại thị trường khách du lịch cà phê tại Đà Lạt mới manh nha hình thành, trong khi phân khúc thị trường này có nhu cẩu cao và sẵn sàng chi tiêu cho chuyến du lịch cà phê vườn kết hợp mua sắm. Du lịch cà phê sẽ là kênh quảng bá hữu hiệu cho sản phẩm cà phê sạch, giúp cho sản phẩm nông nghiệp Đà Lạt - Lâm Đồng có cơ hội vươn ra thị trường thê' giới. Việc nghiên cứu nhu cẩu và đặc điểm thị trường khách du lịch cà phê sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường khách nói chung, từ đó chọn ra những thị trường "ngách"để khai thác, tiếp cận. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp kinh doanh mô hình du lịch cà phê tại địa phương thì kết quả nghiên cứu sẽ giúp đưa ra chiến lược phân phối sản phẩm, phương thức quảng bá phù hợp và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cà phê nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.■

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Đính và Trân Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình Kinh tế Du lịch. NXB. Trường Đại học Kinh té Quốc dân, Hà Nội.

Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đóng (2015). Báo cáo tổng hợp

năm 2015, Lâm Đông. '

Trương Thị Lan Hương và cộng sự (2015). “Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nhà vườn tại Đà Lạt và vùng phụ cận: Đề tài nghiên cứu khoa học câp tình Lâm Đông. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đổng.

Steven w. Burr. 2011. Agricultural Tourism & Rural Development: Developing Vũlue-Added Farm and Ranch Resources to Diversify Operations Beyond Agricultural Production. UtahState University.

             THS.TRƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG

 NGUYỀN THỊ THANH KIỀU

 

                                                                                              Nguồn: DU LỊCH VIỆT NAM /số 10.2016; tr 48 - 49

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5858846 - Online: 171