›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ ba, ngày 04/10/2016 09:27:48 GMT+7 | lượt xem: 653

Có một Hà Nội giữa Đà Lạt

                                                               Ông Phan Hữu Giản giới thiệu những kỷ vật của các bậc tiền nhân đi lập ấp Hà Đông

Gần 80 năm trước, những cư dân của 6 làng trồng hoa nổi tiếng từ Hà Nội đã khăn gói lên đường vào Đà Lạt, mang theo khát vọng lập nghiệp nơi vùng đất cao nguyên.
Chính họ đã đặt nền móng cho nghề trồng hoa ớ TP Đà Lạt sau này.

NHŨNG CƯ DÂN ĐẦU TIÊN

Đưa chúng tôi đi thăm Nhà văn hóa làng hoa Hà Đông (phường 8, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), ông Phan Hữu Giản, 71 tuổi, Trưởng ban quản lý Nhà văn hóa làng hoa Hà Đông kể lại câu chuyện cách đây gần 80 năm, các bậc tiền nhân đã rời xa iang xã, quê hương vào Đà Lạt lập ấp, lập làng. Với mục đích ban đầu nhằm khai hoang, cung cấp rau, hoa tại chỗ cho người Pháp, du khách và cư dân Đà Lạt, ông Trần Văn Lý, Quản đạo Đà Lạt đã đê nghị và nhận được sự đồng thuận từ ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc tỉnh Hà Đông về việc di dân ngoài Bắc Kỳ vào lập ấp tại Đà Lạt. Kế hoạch phục vụ chương trình di dân đã được giao cho ông Lê Văn Định, Thương tá canh nông tỉnh Hà Đông thực hiện. Trong nhiều tháng, chương trình di dân được cổ động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu năm 1938, hàng chục người, phần lớn là nam giới do các chức săc của các làng xã ven hồ Tây đề cử, đã tập trung về trụ sở Hội Tiểu canh nông công nghệ ^ Hà Đông. Hơn 30 người sau đó được tuyển chọn và đưa đi tham quan, học tập phương pháp trồng rau, hoa tại cáCvườn của người Pháp ở làng Ngọc Hà (nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội).

Hướng về phía tủ trưng bày nhũng nông cụ dùng để khai hoang vùng đất làng Hà Đông xưa, ông Phan Hữu Giản giới thiệu:

“Khi những người đầu tiên vào đến địa điểm chọn lập ấp, có bạ ngôi nhà bằng gỗ ba gian lợp mái tranh nằm gần dòng suối được dựng sẵn, xung quanh cũng được phát dọn để đuổi thú dữ đi xa. Đây là kêt quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó của ông Lê Văn Định khi đứng ra vay 500 đồng cua ủy ban Tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ để thực hiện các công việc phục vụ cho đợt di dân nay. Trong số tiến vay được, ông dành ra 200 đồng để mua vé tàu hỏa, mua gạo và cho những người được tuyển chọn vay để chi tiêu, mua sắm nông cụ. Còn lại 300 đồng gửi vào Đà Lạt nhờ người chuẩn bị cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm thuê người dựng nhà”.

Sau khi mọi công việc chuẩn bị họàn tất, ngày 31-5-1938, nhóm cư dân đầu tiên gồm 35 người thuộc các làng Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Ngọc Hà, Vạn Phúc, Xuân Tảo đặt chân tới Đà Lạt. Khi đi, họ mang theo nhiều vật dụng gia đình như soong, nồi, chum vại đụng nước, cuốc, thuổng, quang gánh... Do đất đai còn hoang vú, chựa quen phong thổ nên mọi người được sắp xếp sống cạnh nhau để bảo vệ, đùm bọc, đồng thời khai phá đất đai theo dạng làm chung, tính công để sau này căn cứ vào đó chia đất khai phá được. Ngày nay, câu chuyện về cụ Ngô Văn Ngôn (người gốc làng Quảng Bá) một mình giet chết con báo trong đêm khi nó vào nhà bắt gà, vịt vẫn gợi lại cho mọi người về một thời “khai hoang, sinh tồn” gian khó.

Đầu năm 1939, nhóm thứ hai gồm 19 người tiếp tục vào ấp. Đến năm 1942, có thêm 47 người và cuối năm 1943, cả ấp Hà Đông có tới 57 gia đình gốc Hà thành cùng chung lung trên vùng đất mới. Để ghi nhớ công lao của ông Hoàng Trọng Phu trong việc di dân lập ấp, ngưòi trong ấp đề nghị được lấy tên ông để đặt tên ấp, coi ông như Thành hoàng làng. Nhưng ông Hoàng Trọng Phu đã từ chối và gợi ỷ lấy tên Hà Đông đặt cho ấp, để con cháu mai sau nhớ về cội nguồn, gốc gác của mình. Tên gọi “Ấp Hà Đông” ra đời từ đó.

GÂY DỤNG NỀN MÓNG NGHỀ CANH TÁC RAU, HOA

Những năm đầu, người dân ấp Hà Đông chủ yếu dành công sức khai hoang, ổn định cuộc sống, về sau, nhờ khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ nên người dân trồng rau, hoa rất thuận lợi, lợi nhuận thu được khá cao. Diện tích đất khai phá vì thế cũng tăng nhanh chóng, từ vài héc-ta sau tăng lên hàng trăm héc-ta, bà con vừa xây dụng nhà cửa vừa trồng các loại rau, hoa mang từ Hà Nội vào. Trong số những người đầu tiên từ Hà Nội vào Đà Lạt lập nghiệp, có các cụ Nguyễn Văn Bồng, Ngô Văn Bính, Ngô Văn Ngôn, khi đi mang theo 2.000 củ hoa lay-ơn. Sau hai tháng trồng cấy, các cụ thấy đây là vùng đất tốt, làm ăn được nên đã viết thư về động viên cha mẹ vào Đà Lạt. Năm 1945, nạn đói hoành hành, người dân ấp Hà Đông đã quyên góp múa hơn 2 tấn gạo gửi về quê hương, giúp đỡ bà con trong cơn khốn cùng.

Sự thành công của nhũng cư dân Hà thành đã thôi thúc cư dân từ nhiều vùng khác từ miền Bắc, miền Trung vào Đà Lạt hình thành các ấp như: Nghệ Tĩnh, Đa Thiện, Thái Phiên, Vạn Thành, Tùng Lâm... dần đưa Đà Lạt trở thành thành phố nổi tiếng về nghề trồng rau, hoa. Đến những năm 60 của thế kỷ trước, việc trồng chuyên canh hoa theo hướng sản xuất hàng hóa cũng sớm hình thành ở ấp Hà Đông.

Tại đây, người dân đã sử dụng máy cày, dùng hệ thống tưới phun tự động hay sử dụng điện và các kích thích tố để thúc hoa mau nở, trộn hai thứ đất đỏ và đen lại để trồng luân canh...

Giờ đây, những người thuộc thế hệ đầu tiên đã mất, thế hệ thứ hai, thứ ba tiếp bước phát huy truyền thống. Ấp Hà Đông trở thành làng hoa Hà Đông và được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là làng hoa đầu tiên và là làng nghề truyền thống của TP Đà Lạt vào năm 2010. Làng hoa Hà Đông hiện có hơn 200 hộ trồng hoa vẫn lưu truyền và phát triển theo tục cha truyền con nối, nhiều người được phong danh hiệu Nghệ nhân. Gần 80 năm sinh sống trên vùng đất cao nguyên, người làng Hà Đông vân giữ nét văn hóa của người Hà Nội qua chất giọng mượt mà, tròn ấm; qua nếp sống và cách bố trí cảnh quan trong nhà, ngoài ngõ... tạo điểm nhấn đặc sắc giữa không gian văn hóa Đà Lạt.

                                                                                                                                                                              Bài và ảnh: Quang Anh

                                                                                  Nguồn: Sự kiện và nhân chứng; số 273 tháng 9 .2016; tr 30



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5691435 - Online: 41