›› Lâm Đồng qua báo chí

Thứ ba, ngày 31/10/2017 02:03:36 GMT+7 | lượt xem: 822

Bút ký Khám phá Thánh địa bí ẩn ở Cát Tiên

Điều kỳ lạ là dường như nó không có tên trong bản đồ du lịch Việt Nam hay ngăn kéo của các hãng lữ hành, cho đến bây giờ. Tôi hay nghĩ về nó, đơn giản nó là nơi tôi gắn bó suốt một thời trai tận lực vì di sản văn hóa vùng sơn nguyên mà người Chăm xa xưa gọi là Kirata. Nó là Thánh địa cổ bí ẩn Cát Tiên, nằm về cực nam vùng Kirata mờ ảo lùi sâu vào lục địa (Tây Nguyên), thuộc địa phận hành chánh huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ngày nay...

Tác giả trong thánh địa cổ xưa ở Cát Tiên

Tôi thả xe máy về để lang thang, mơ tưởng, và ngủ trong lòng Thánh địa cổ mục này... sắc tộc Mạ là cư dân lâu đời sống ở vùng này, họ gọi quê của mình là Bur Go. Tôi đã tiếp xúc hai mươi năm nay với họ. Nhưng họ không có ký ức gì chứng tỏ là chứng nhân hay hậu duệ của những công trình kiến trúc đã vùi dưới lòng đất đó. Họ chỉ nói về những khu rừng vùi lấp những công trình kia là chỗ âm u, ma quái, thiêng, không đặt chân vào đó và cũng không nhắc gì đến những thành quách kiến trúc. Bậc thầy khám phá hầu hết các nền văn hóa, di sản kiến trúc cổ trên lãnh thổ Việt Nam là người Pháp một thời cũng không hề biết đến vùng này. Nó nằn; trong một không gian như một thung lũng lớn bên sông, tuy nhiên thung lũng ấy rải ra xung quanh với vô số những ngọn núi đất thấp, đồi bát úp. Khí hậu ở đây nóng ẩm, vô cùng khắc nghiệt, như quy luật xuất hiện mọi Thánh địa trên thê giới. Mãi đến đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, chính quyền đưa dân đi “kinh tế mới” vào vùng này. Qua phá rừng phát hoang lấy đất, canh tác, sản xuất, dân kinh tế mới đã làm hé lộ tản mác về những vật liệu kiến trúc trong rừng Cát Tiên. Và năm 1985, những thám sát khảo cố học đầu tiên mới được gõ xuống vùng rừng này. Và một Thánh địa cổ xưa đã phát lộ...

Bảy lần khai quật từ đó đến nay của các nhà khảo cổ học Việt Nam đã bước đầu nhận định đây là một Thánh địa Bà La Môn giáo (Brahmanism). Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa của nhân loại, có quê hương ở Ấn Độ. Đi qua các vùng đất vành đai ven biển Đông Nam Á, tôn giáo này thờ quy luật sinh tồn của vũ trụ mà hiện thân là qua thần sáng tạo vũ trụ Brahma cùng thần hủy diệt Shiva, và thần bảo tồn Vishnu thông qua biểu tượng về bộ Linga và Yoni thuần khiết trong nghĩa “tam vị nhất thể”. Tính dương và tính âm đó, cận cảnh nghĩa đen gần gũi với con người có thể tạm mường tượng như vai trò của cái dương vật của nam và âm hộ của nữ vậy, dù về mặt triết lý nó cao siêu hơn lắm và từ ngữ thì gọi là tín ngưỡng Phồn Thực, Sinh Thực Khí. Con người điêu khắc biểu tượng Sinh Thực Khí kia bằng đá trong thiên nhiên, rồi xây lên một công trình kiến trúc đồ sộ để đưa nó vào thờ, rồi ngưỡng vọng, rồi chăm sóc, rồi hành hương, thiêng hóa. Rất đơn giản, vì các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những bệ Linga-Yoni đó ở trong vùng, nó nằm trong bạt ngàn những hiện vật công trình kiến trúc.

Không công trình nào còn nguyên hình hài kiến trúc cả. Mọi đền tháp để đặt bộ Linga-Yoni vào đều đã đổ nát. Không ai rõ vì sao nó đổ nát cả. Chỉ thấy cứ sau một lần khai quật, lộ ra thêm một công trình kiến trúc đổ nát. Chẳng ai biết được. Chả có dòng sử nào trên bất cứ cuốn sách giáo khoa nào ở Việt Nam hay thế giới viết về nó cả. Bóc lớp thực vật đã thành rừng nguyên sinh kia ra, đào sâu xuống, hé ra những thành quách linh thiêng, đầy những kiến trúc đền tháp, kiến trúc đài thờ, kiến trúc nhà dài, kiến trúc khu hành lễ, kiến trúc mộ tháp, kiến trúc đường nước tâm linh... Gạch đá ngổn ngang, đổ sập như những lò gạch hoang lụi. Chỉ một vài chỗ còn thấy chân đế của thành. Độ dày của đế tường từ 1,4 - 1,6 mét, có chỗ đến 2 mét. Nó cao bao nhiêu mét, hình thái kiến trúc ra sao, điêu khắc thê nào trên đó... đều là thông điệp của hoang vu. Một thứ gạch cổ xưa hiện ra, từng viên hình chữ nhật to dày hơn gạch ngày nay. Các lớp gạch xếp lên nhau, dính vào nhau mà không hê có cấu trúc vôi vữa. Đến lúc này có bảy đền tháp đã lộ ra, trong dọc suốt chiều dài 15 km bên bờ trung nguồn của sông Đồng Nai này, và còn bao nhiêu đền tháp, thành quách nữa ở dưới đất thì chưa biết. Nó chỉ cho thấy trong tro tàn của nó là mọi cửa đều mở về hưống đông, lốỉ lên vào tháp lờ mờ, và được làm hết sức kiên cô', tỉ mẩn,sử dụng các phiến đá basalt, granite.
Nhưng rõ ràng, với những công trình xuất hiện như thế cho thấy nơi đây từng có một cộng đồng đạt đến trình độ cao về văn minh, kiến trúc, có trình độ tô chức xã hội, điều kiện kinh tế, nó có thể là một tiếu quốc, hoặc ít nhất là một quốc gia sơ kỳ.

Cùng với những diện mạo kiến trúc kia, đến lúc này các nhà khoa học cũng phát hiện đi cùng trong các lòng quần thể các phế tích đó, là các hiện vật liên quan đến Bà La Môn giáo, hoặc ít nhất
ảnh hưởng của văn minh cổ đại Ân Độ. Bộ Linga-Yoni lớn nhất Đông Nam Á đang nằm ở đây, cao 2,1 m, đường kính 0,66 m, còn phần yoni có hình vuông với mỗi cạnh dài đến 2,26 ríi. Ngoài ra còn có những hình tượng điêu khắc riêng rời về thần Brahma, thần Visnu, thần
Shiva, thần Inda, thần Surya, thần Uma, cùng các vật cưỡi liên quan như bò thần Nandin, phúc thần mình người đầu voi Ganêsa, ngỗng Hamsa, khỉ Maman...
Cùng với hoa văn bông sen khắc trên gạch, những mảnh vàng mỏng, hình ảnh bánh xe luân hồi, quả cầu xuất hiện cũng nhiều. Và tín hiệu ít ỏi xuất hiện về văn tự là chữ Sanskrit, Brahmi. Bất ngờ hơn, còn phát hiện những hiện vật mang dấu hiệu văn hóa vùng Ba Tư ỏ Tây Á - Địa Trung Hải và vùng Kusan (Trung Á) ở đây, mà chiếc hộp bạc khắc hình sư tử, vòng đồng có núm, cốc chân cao... là đại diện của điều đó. Từ đấy nó cho thấy, chủ nhân của Thánh địa cổ bí ẩn trên đất nước Việt Nam này ở vào một thời đại bang giao rộng, có quan hệ văn hóa, thương mại với nhiều nơi trên thế giới khi đó. Và thông điệp của bang giao đó nó cho thấy ý nghĩa của dòng sông Da Dơng (sau này chúng ta gọi là Đồng Nai) nằm ngay sát bên Thánh địa, và vai trò giao thông của dòng sông. Nơi đây là trung lưu, nhưng dòng sông kia chảy về Đồng Nai (nay), xuống Sài Gòn (nay) và gặp biển (ở cần Giò) từ hàng giang đến hàng hải.

GS. Trần Quốc Vượng lúc còn sống đoán định rằng quần thể kiến trúc ở Thánh địa Cát Tiên là của người Mạ bản địa. Nhưng sở dĩ hậu duệ ngày nay của họ quên vì thời hoàng kim của cộng đồng họ lụi tàn đã quá xa. Nhìn trình độ phát triển của người Mạ ngày nay mấy ai tin họ đủ sức tạo nên những công trình kiến trúc rạng ngời của một Thánh địa chứ. Có người cho là nó thuộc một tiểu quôc nào đó của Champa. Có người bảo nó thuộc phiên quốc nào đó của Vương quốc Phù Nam Fou Nan là một quốc gia biển lớn, cường thịnh ở vùng Đông Nam Á vào thế kỷ I - VII, và đã biến mất trong cổ sử. Số khác lại cho nó thuộc “hậu Phù Nam”(post Fou Nan), nghĩa là hình thành trên sự dung thân của cộng đồng lưu vong thuộc quốc gia Phù Nam ngay trước đó khi nước này bị vương quốc Chân Lạp đánh bại mà dạt lên rừng núi, thừa kế tiếp nền văn hóa đó. Còn GS. Lương Ninh thì cho nó là chính nó, không thuộc ai cả, “đứng riêng một góc trời”. Bạn tôi, nhà khảo cổ học đặt những cú khai quật đầu tiên xuống vùng Bur Go này và thực hiện nhiều cuộc khai quật về sau, gắn bó nhất với nó, PGS.TS. Bùi Chí Hoàng ỏ Trung tâm khảo cổ học thuộc Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, lại khẳng định nó là Thánh địa của một cộng đồng cũng nằm trong mạng lưới thương mại Đông - Tây vốn phát triển khá mạnh vào thế kỷ III - IV, và khung niên đại của nó có thể từ thế kỷ IV - VIII AD, và có thể nó có liên kết cộng sinh với cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở đây. Nhưng quần thể kiến trúc ở xứ Bur Go này dần đi vào suy thoái khi con đường thương mại Đông - Tây chuyên dịch từ vị trí từ Óc Eo (nơi là thành phố hải cảng của Nhà nước Fou Nan cổ đại nằm ở Thoại Sơn, tỉnh An Giang dưới vùng châu thổ Nam bộ ngày nay) tới vùng eo biển Malacca ở phía nam bán đảo Malay từ cuổì thế kỷ thứ V về sau. Càng nhiều giả thuyết, quần thê kiến trúc ở Thánh địa cô này càng huyền bí.

Thánh địa cổ ở vùng Bur Go, gần đây được gọi chung là Quần thể di tích Cát Tiên (theo tên huyện mà nó tồn tại) này quả quá bí ẩn. Mọi thứ vẫn chưa vén lên hết, vì nhiều vết tích văn hóa về nó vẫn còn nằm đâu đó trong lòng đất, rải ra trên những đồi bát úp, trong thung lũng kia. Nó lụi tàn về hình dáng kiến trúc, nhưng sự đồ sộ của nó đến lúc này có thể thấy ở tầm của di sản văn hóa thế giới. Chưa nơi nào đủ tình yêu và tài lực để lập hồ sơ di sản cho nó. Nó hiện hữu trên trần gian, nhưng trong tư thế của huyền thoại. Tiếng nói hoang tàn cũng có lúc được vang lên, vì nó là một phần thực thể quá khứ của chúng ta...

Một bộ Linga-Yoni tại Thánh địa

Bài và ảnh: NGUYỄN HÀNG TÌNH

Nguồn: Khoa học phổ thông; số 41/17 (1767); thứ sáu 27 - 10 - 2017; tr 1, 11

 

 



 

Tin khác

SÁCH NÓI

BẢN QUYỀN THUỘC THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG

Địa chỉ: 14 Trần Phú - Phường 3 - Thành Phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại : (+84) 2633 822 162 Email: thuvientinhlamdong@gmail.com

Phát triển bởi Phòng Tin Học - Thư viện Lâm Đồng -  Lượt truy cập: 5817728 - Online: 98