
Chỉ thị số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng
Chỉ thị của ban thường vụ tỉnh ủy về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Kế hoạch tổ chức Tuần lễ phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng qua Điện ảnh năm 2023
Trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII năm 2023 diễn ra từ ngày 20 - 25.11 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới, các chương trình giờ vàng, ngày vàng; các gói chương trình kích cầu du lịch dịch vụ hấp dẫn để giới thiệu, quảng bá, phát triển thương hiệu điểm đến “Lâm Đồng - an toàn, văn minh và thân thiện” và thu hút khách du lịch trong Tuần lễ phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng qua điện ảnh năm 2023. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch Tổ chức Tuần lễ phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng qua điện ảnh năm 2023.

Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hoá đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm: 110 năm ngày sinh đồng chí Chu Huy Mân (17/03/1913 - 17/03/2023)
Đồng chí Chu Huy Mân tên khai sinh là Chu Văn Điều, sinh ngày 17/03/1913 tại xã Yên Lưu, Tổng Yên Trường, Phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), mảnh đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống văn hiến, yêu nước và đấu tranh cách mạng. Chu Văn Điều đã sớm tiếp thu truyền thống quê hương và giác ngộ cách mạng.
Năm 1929, Chu Văn Điều tham gia cuộc mít tinh lớn của xã; trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, được cử làm Đội phó Đội Tự vệ Đỏ; tháng 11/1930, được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong cuộc "khủng bố trắng" của thực dân Pháp tháng 6/1931, Chu Văn Điều bị địch bắt. Sau nhiều ngày tra tấn dã man nhưng không khuất phục được ý chí quyết không "quy thuận" của Chu Văn Điều...

Nghị quyết: Về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh;các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng với lực lượng công an bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân...

Kỷ niệm 93 năm ngành thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2022)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.

THÔNG TƯ: Hướng dẫn hoạt động thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin
Thông tư này hướng dẫn hoạt động thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Khảo sát địa điểm, đối tượng, nhu cầu của người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ làm căn cứ để lựa chọn, bổ sung các loại hình tài nguyên thông tin bảo đảm phù hợp với trình độ, nhu cầu của người sử dụng. Ưu tiên lựa chọn tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và các tài nguyên thông tin phục vụ cho nhóm đối tượng đặc thù...

Kế hoạch Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022 được tổ chức thành chuối các sự kiện đặc sắc xuyên suốt trong năm 2022 (tập trung từ tháng 11 đến hết tháng 12) góp phần đẩy mạnh và nâng cao giá trị thương hiệu "Đà Lạt - thành phố Festival Hoa". Quảng bá, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung để Festival hoa Đà Lạt tiếp tục được khẳng định là lễ hội văn hóa, du lịch quan trọng, là sự kiện để xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch của thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó khơi dậy lòng tự hào và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành quê hương giàu đẹp và phát triển bền vững.

QUYẾT ĐỊNH: Công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 của Thư viện Lâm Đồng
Căn cứ Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/09/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017;
Căn cứ Quyết định số 10/QĐ – VHTTDL ngày 12/01/ 2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022.

NGHỊ QUYẾT: Về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Giai đoạn 2016 - 2021, công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và Nhân dân về công tác này từng bước được nâng lên. Công tác bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ riêng của ngành chức năng quản lý mà được sự quan tâm và chung tay góp sức của mọi tầng lớp trong xã hội, từ đó tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vai trò công tác bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, các cấp, các ngành ký kết nhiều chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường; việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thông qua ...

NGHỊ QUYẾT : Về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2025, định hướng đến năm 2030
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác cải cách hành chính, quyết tâm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại,
chuyên nghiệp, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, uy tín, năng lực, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Từng bước hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan đảng, Nhà nước. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.

NGHỊ QUYẾT: Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp có chọn lọc; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại, bền vững. Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở khai thác thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo ra các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phục vụ thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có quy mô, công nghệ tiên tiến; hình thành các nhà máy ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ số vào sản xuất công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu sang các thị trường uy tín trên thế giới. Bảo vệ, phát huy giá trị các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.
Đến năm 2030, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ bản có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, có tính cạnh tranh cao, một số sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế.

NGHỊ QUYẾT: Về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Biểu số 33/CK - NSNN
Căn cứ Thông tư số 343/2016/ TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc cân đối ngân sách địa phương năm 2017